Khái niệm chung điều khiển tắc nghẽn

Một phần của tài liệu Tiểu luận mạng máy tính điều KHIỂN LUỒNG và CHỐNG tắc NGHẼN TRONG MẠNG VIỄN THÔNG (Trang 33 - 35)

Trong các mạng viễn thông, thông tin đi vào và đi ra các bộ đệm, hàng đợi hay thiết bị chuyển mạch giống như khi nó được chuyển qua mạng. Một đặc điểm quan trọng của mạng là thông tin đến từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau. Giống như trong mạng chuyển mạch gói. Các bộ đệm sẽ giúp các router thu hút các bó cho đến khi chúng nhận được. Khi các bó đến vượt quá kích thước bộ đệm thì các gói đến sau sẽ bị loại bỏ. Việc tăng bộ đệm không phải là giải pháp do nếu kích thước bộ đệm quá lớn thì sẽ tạo ra trễ lớn. Tắc nghẽn xảy ra khi lưu lượng từ nhiều tuyến đổ dồn về một tuyến và tuyến này không có khả năng xử lý hết được. Tắc nghẽn cũng xảy ra ngay bên trong bản thân router tại mạng lõi của mạng khi các node nhận được nhiều lưu lượng hơn so với thiết kế của nó. Khi mạng xảy ra tắc nghẽn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng: các gói tin không được xử lý, không chuyển được đến đầu cuối người nhận sẽ ùn tắc trong mạng, Mạng không hoạt động được trong thời gian dài sẽ không thể truyền tải được dữ liệu,các thành phần có thể bị hư hỏng. Do đó vần đề quan trọng cần phải là phải điều khiển đuợc tắc nghẽn trong mạng. Đó có thể hành động điều khiển ngay khi có tắc nghẽn để phòng tránh tắc nghẽn và cũng có thể là điều khiển tắc nghẽn khi nó đã xảy ra.

Trong các mạng viễn thông bao gồm nhiều giao thức khác nhau được sử dụng bởi nhiều ứng dụng thì điều qua trọng là phải ưu tiên hoá các lưu lượng để có thể vừa truyền được các lưu lượng yêu cầu tính thời gian thực cao vừa

khác nhau cùng chia xẻ một đường truyền dữ liệu có thể ảnh hưởng lẫn nhau khi chúng cố gắng thể hiện các ứng dụng của mình. Nếu mạng được thiết kế để hỗ trợ các loại lưu lượng khác nhau cùng chia xẻ một đường truyền dữ liệu giữa các router thì có thể sử dụng các kĩ thuật điều khiển tắc nghẽn để chắc chắn rằng mọi đối xử với các gói khác nhau là công bằng.

3.1.1. Mô hình tổng quan điều khiển chống tắc nghẽn

Đầu phát Khối điều khiển Bộ đệm trong mạng Trễ T1 Mạng Trễ T2

Hình 3.1: Mô hình tổng quát cho điều khiển chống tắc nghẽn

Bộ giám sát có chức năng giám sát trạng thái mạng để phát hiện tắc nghẽn. Bộ này đặt ở đầu thu nhằm thu thập thông tin về việc vận chuyển các gói tin từ đầu phát qua mạng tới đầu nhận, qua đó biết được về độ mất gói qua mạng, mức độ sử dụng tài nguyên trên mạng thông qua các tham số thời gian gửi và nhận, mức tắc nghẽn trên mạng… Các trễ T1 và T2 thể hiện thời gian cần thiết khi truyền qua mạng và khi phản hồi, liên quan đến quá trình các gói tin phải chờ trong các bộ đệm ( hàng đợi ) trong mạng. Khối điều khiển, căn cứ vào thông tin phản hồi từ bộ giám sát, đầu thu để đưa ra quyết định điều khiển thích ứng. Thời gian điều khiển được tính toán căn cứ vào các trễ trong

mạng, hiệu số giữa thời gian thu- phát và thông tin phản hồi. Mặt khác thông qua việc cộng tác mật thiết giữa bộ giám sát và khối điều khiển có thể phát hiện được lỗi mất gói do tăc nghẽn hay là do môi trường truyền một các hữu hiệu, điều mà rất it thuật toán hiện nay có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận mạng máy tính điều KHIỂN LUỒNG và CHỐNG tắc NGHẼN TRONG MẠNG VIỄN THÔNG (Trang 33 - 35)