Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu file_goc_777528 (Trang 50 - 52)

I. Thực trạng hệ thống logistics Việt Nam

2)Hệ thống pháp luật

Việt nam, là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh đạo, tình trạng khủng không có. Đây quả thực là một môi trường lý tưởng để hoạt động logistics phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc cơ bản là có một cơ quan chuyên nghiệp đảm trách việc phát triển logistics nước ta vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay, Bộ Giao Thông và Bộ Công Thương là những cơ quan phụ trách chính các hoạt động logistics. Vì thế, tình trạng chồng chéo về quyền hạn logistics giữa các bộ ban ngành với nhau là không tránh khỏi.

Cùng với đó, có rất nhiều khung pháp lý về hoạt động logistics ở Việt Nam đã được ký kết và đưa ra. Nhưng hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có luật cho riêng hoạt động logistics mà chỉ đưa ra khái niệm dịch vụ logistics trong Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP (05/09/2007). Với mỗi hình thức vận tải nằm trong chuỗi logistics lại có riêng một khung pháp lý như: Luật Hàng hải năm 2005, Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, Luật đường thuỷ nội địa năm 2004, Luật đường bộ năm 2001 và Luật đường sắt năm 2005.

Tuy nhiên, các luật và quy định về logistics ở Việt Nam vẫn chưa có sự đồng bộ, còn nhiều bất cập gây khó khăn, ách tắc cho hoạt động logistics nói riêng và cho hoạt động sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu nói chung. Ngày càng dễ thấy rằng các quy định và khái niệm về dịch vụ logistics (như Luật Thương mại năm 2005, nghị định 140/2007/NĐ-CP) không còn phù hợp với tình hình mới và xu thế phát triển, không tạo được thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics và không thúc đẩy được thị trường dịch vụ logistics (3PL) phát triển. Mới đây nghị định về vận tải đa phương thức (nghị định 87/2009/NĐ- CP) được kỳ vọng là một bước tiến bộ nhưng theo một số chuyên gia trong ngành thì có phần không phù hợp với các quy định về vận

tải đa phương thức quốc tế và chưa tạo điều kiện cho những người làm vận tải đa phương thức trong nước.

Để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xóa bỏ phân biệt bất hợp lý giữa các doanh nghiệp với nhau, chúng ta đã có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Trong khi đó, việc cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường logistics Việt Nam thường xuyên diễn ra mà chưa một vụ tranh chấp kinh tế nào trong lĩnh vực logistics được xử lý theo pháp luật. Một thực tế là việc thực thi Luật cạnh tranh đối với lĩnh vực này vẫn bị bỏ trống.

Tính hiệu quả của hoạt động logistics được thể hiện qua tính hiệu quả của việc phối hợp thực hiện các thủ tục liên quan, trong đó việc phối hợp thực hiện thủ tục hải quan là hết sức quan trọng. Một khảo sát gần đây cho thấy 30% giá trị logistics phụ thuộc vào các luật lệ, các quy định về vận tải, thông quan hàng hóa, 30-40% phụ thuộc vào mức độ trì hoãn về thủ tục hành chính. Ấy vậy mà, thủ tục hải quan Việt Nam hiện vẫn chủ yếu được thực hiện theo hình thức thủ công và mang nặng tính giấy tờ, chưa có sự liên thông giữa các Cục hoặc chi Cục hải quan. Hệ thống thủ tục còn phức tạp, chồng chéo, và kém minh bạch. Thời gian thực hiện thường xuyên bị kéo dài, trì hoãn. Kết quả là chất lượng các hoạt động logistics Việt Nam thường thấp và đi cùng với chi phí “ngầm” cao.

Các hiệp định quốc tế như Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, hiệp định về vận tải xuyên biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (CBTA) mà Việt Nam đã ký kết với mục tiêu làm giảm hoặc xóa bỏ các rào cản thương mại, dù sao ít nhiều cũng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động logistics Việt Nam.

Cũng phải thừa nhận rằng, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, đường lối tạo tiền đề giúp ngành Logistics phát triển, có thể kể đến

như Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chủ trương ưu tiên hội nhập logistics trong khu vực; nhiều quyết định về quy hoạch cảng biển, giao thông vận tải đường bộ, vận tải biển, vận tải hàng không, đường sắt đến 2020 và tầm nhìn 2030; sửa đổi và bổ sung Nghị định về vận tải đa phương thức (NĐ 87/2009/CP), cải cách thủ tục hành chính đặc biệt trong ngành thuế, hải quan (Đề án 30), thông quan điện tử...dù kết quả đạt được chưa khả quan nhưng cũng là "cú hích" cho ngành logistics Việt Nam.

Thực trạng phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Vì thế, sẽ chẳng quá lời nếu nói rằng ngành logistics đang phải trông chờ vào những quy định luật pháp, những hiệp định song phương và đa phương, những hành lang pháp lý cần thiết để đảm bảo cho lộ trình hoạt động logistics và nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu file_goc_777528 (Trang 50 - 52)