Xây dựng mô hình tổng quát hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 127 - 129)

7. Kết cấu của đề tài luận án

3.2. Xây dựng mô hình tổng quát hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt

Việt Nam

Theo kết quả nhận được trong bảng 2.14 và hình 2.25 của chương 2, chỉ rõ tỷ trọng phương thức vận tải hàng gạo xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam được vận tải từ các cảng nội thủy tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống vận tải tàu sông, sà lan, tàu biển pha sông, hay ghe bầu trọng tải từ 300 - 3000 tấn hành trình trên các tuyến vận tải thủy nội địa chính, đưa đến cảng chính tập kết hàng Sài Gòn (chiếm tỷ lệ trung bình mỗi năm 87,59% vận tải đường thủy nội địa và tỷ lệ 6,59% vận tải bằng đường ven biển).

Sau đó, gạo xuất khẩu tiếp tục vận tải trên đội tàu biển Việt Nam trọng tải lớn từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn, theo tuyến đường biển đến nước nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Dự kiến đến năm 2018, khi hệ thống kênh Quan Chánh Bố (Trà Vinh) hoàn thiện và từng bước đưa vào sử dụng, thì khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam một phần khá lớn trực tiếp từ cảng Cần Thơ sang các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam bằng tàu biển trọng tải lớn, khoảng 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải.

Như vậy, khối lượng hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam tập kết đồng thời qua hai cảng là Sài Gòn và Cần Thơ, để đến các nước nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Trên cơ sở lý luận nêu trên, nếu:

- Gọi các cảng xuất khẩu hàng gạo của Việt Nam là XK1, XK2,… XKm. - Gọi các cảng nhập khẩu hàng gạo của Việt Nam là NK1, NK2,… NKn. - Cảng Sài Gòn (và/hoặc cảng Cần Thơ) là cảng tập kết hàng gạo cuối cùng (cảng trung chuyển) cho quá trình xuất khẩu bằng đường biển là CTl.

Trong đó: n, m, l là số thứ tự nguyên dương.

Khi đó mô hình tổng quát hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam theo sơ đồ hình 3.4.

Từ mô hình tổng quát hình 3.4, nghiên cứu sinh tiếp tục xây dựng mô hình hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam thành hai trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp 1: Cảng tập kết (trung chuyển) hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam là Sài Gòn;

- Trường hợp 2: Cảng tập kết (trung chuyển) hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam là Sài Gòn và Cần Thơ.

XK1 XK2 XK3 XK4 XKM

CTl

NK1 NK2 NK3 NK4 NKN

Hình 3.4. Mô hình tổng quát hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w