0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ví dụ điển hình – Vinacomin Power

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN (Trang 61 -61 )

d. Giai đoạn tiến hàn hồ ạt

3.1 Ví dụ điển hình – Vinacomin Power

Công ty Vinacomin Power (lúc này là doanh nghiệp nhà nước) thực hiện định giá doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần. Hiện tại, Tổng công ty đang sở hữu 12,8 triệu cổ phiếu NT2 của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 và được đánh giá là món hời cho NĐT khi tham gia đấu giá cổ phần. Vì giá cổ phiếu NT2 tại thời điểm xác định giá trị Vinacomin để thực hiện cổ phần hóa ngày 1/4/2014 là 23.600 đồng/CP gấp 3 lần giá 1 năm về trước. Và các nhà đầu tư giả định giá cổ phiếu NT2 còn có thể tăng nữa. Thế nhưng, giả định này có thể trở thành “cái bẫy” với nhà đầu tư.

Theo điều 10, thông tư 127/2014/TT-BTC, xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, phần chênh lệch tăng giá trị đầu tư tài chính phát sinh xác định tại thời lập báo cáo tài chính chuyển đổi thành CTCP so với thời điểm định giá sẽ được hạch toán tăng vào phần vốn góp của cổ đông Nhà nước.

Theo đó, giả sử tại thời điểm chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang CTCP, giá NT2 tăng lên mức 30.000 đồng/CP, thì các cổ đông tham giá đấu giá Vinacomin Power sẽ coi như bị mua NT2 với mức giá 30.000 đồng/CP, quy mô vốn điều lệ của Tổng công ty sẽ tăng thêm tương ứng khoảng 280 tỷ đồng.Nếu NT2 tiếp tục tăng giá, đó sẽ là nỗi ám ảnh của các NĐT tham gia vào Vinacomin Power, bởi đơn giản, mức giá này được xác định trên diễn biến tăng lợi nhuận đột biến của NT2. Với hiện trạng kinh doanh của NT2, đây có thể không phải là mức giá phù hợp cho nắm giữ lâu dài. 3.2 Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, việc 432 DN tiến hành tái cơ cấu, CPH trong 2 năm sẽ cần một nguồn vốn rất lớn để hấp thụ số lượng cổ phiếu khổng lồ. Trong khi đó, trong 2 năm tới, chuyển biến kinh tế Việt Nam và thế giới chưa có nhiều thuận lợi. Hiện quá trình hồi phục kinh tế thế giới chưa hoàn toàn khiến dòng vốn đầu tư từ các nước đang

co cụm, phòng thủ thay vì mạnh mẽ đầu tư. Khó có dòng vốn lớn cả trong và ngoài nước nên xu hướng thoái vốn của khối DN nhà nước sẽ gặp không ít khó khăn…

Mới đây, trong số 25 DN chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo hình thức đấu giá, có đến 15 DN không bán hết cổ phần. Một số trường hợp như Công ty TNHH MTV Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa (Trancinwa) còn dư 99%, công ty dành hơn 2,5 triệu cổ phần đưa ra đấu giá nhưng chỉ bán được 24.200 đơn vị. Hay Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cũng bị dư khối lượng lớn cổ phần khi chỉ bán được hơn 3%, dù công ty dự kiến đấu giá hơn 49,7 triệu cổ phần khi IPO…

Tại Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh CPH DN nhà nước có yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các DN nếu thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Giá mua được xác định theo giá thị trường nhưng không cao hơn giá trị trên sổ sách trừ đi các khoản dự phòng giảm giá đầu tư đã trích lập đầy đủ.

3.3 Ý kiến chuyên gia

TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng đối với những DN muốn chuyển từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần, CPH không thành công có thể triển khai bán phần vốn cho SCIC hoặc các quỹ đầu tư phát triển địa phương. Chẳng hạn, tại TP HCM có Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước (HFIC), khi một DN bán cổ phần nhà nước để thoái vốn nhưng chỉ được vài phần trăm, số cổ phần còn lại sẽ bán cho HFIC để đơn vị này chọn thời điểm thích hợp bán dần, phát hành trái phiếu để huy động vốn, khi đó việc thoái vốn sẽ nhẹ nhàng hơn.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, quá trình tái cơ cấu DN không chỉ có hình thức duy nhất là CPH mà có thể sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản bởi chúng ta quan tâm nhiều về chất lượng hơn là số lượng các DN. “Quá trình này nếu làm tốt sẽ góp phần làm giảm nợ xấu hệ thống NH vì nợ xấu gắn với quá trình vay nợ rất lớn của DN. Khi tái cơ cấu sẽ giúp xử lý nợ xấu và giải bài toán kép cho nền kinh tế” - ông Ngân nói.

TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, đề xuất không nên tiến hành CPH toàn bộ 432 DN cùng lúc mà nên chọn ra những chỗ nào, lĩnh vực nào làm tốt thì triển khai trước để có sức lan tỏa. Chẳng hạn, những DN có vị trí quan trọng, ngành nghề trọng điểm cần sắp xếp lại, tập trung làm có thể đợt đầu chậm nhưng các đợt tiếp theo có kinh nghiệm sẽ làm nhanh hơn.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, quá trình CPH cần được giám sát và các đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm theo dõi để tránh thất thoát tài sản nhà nước. Lâu nay, khi đề cập đến tái cơ cấu DN, trong đó có việc thoái vốn nhà nước, dư luận thường không chấp nhận bán dưới mệnh giá sợ dẫn đến lỗ lã trong DN. Giờ cần chấp nhận quan điểm trong kinh doanh có lời, lỗ, quan trọng là khoản lỗ phát sinh từ đâu? Nếu lỗ do tiêu cực thì cần xử lý còn nếu nguyên nhân do suy thoái kinh tế, thị trường tài chính, bất động sản khó khăn… nên chấp nhận thoái vốn theo cơ chế thị trường. Người mua chấp nhận giá bao nhiêu thay vì cứ bán giá cao. “Quá trình định giá cũng cần phù hợp để nhà đầu tư thấy triển vọng DN, thấy lợi ích khi mua cổ phần” - ông Ngân nói.

Thực tế, rất nhiều DN sau IPO đã không niêm yết, cổ đông không thể giám sát được khi đưa ra nhiều lý do chần chừ. Nhiều công ty cấp nước, thoát nước, công ty dược sau CPH đã không lên sàn, vốn nhà nước không biết hiệu quả ra sao… Nhà nước phải có biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thực thi chính sách hiệu quả không để cho DN hô hào CPH xong là đâu lại vào đó.

Kết Luận

Có thể, hiện nay quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đòi hỏi cần có các quy định pháp luật cụ thể, chính xác và đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh ngay lập tức. Cho nên, việc ban hành các quy định của pháp luật về xử lý tài chính và định giá giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã tạo ra một kênh pháp lý phù hợp để tiến hành cồ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình áp dụng vào thực tế đã có một số vướng mắc và hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Chính phủ nước CHXHCN VN, (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành

công ty cổ phần;

- Chính phủ nước CHXHCN VN, (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành

công ty cổ phần;

- Chính phủ nước CHXHCN VN, (2014), Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/03/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái

hóa vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Bộ Tài Chính, (2014), Thông tư số 127/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc

Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

- Bộ Tài Chính, (2011), Thông tư số 202/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc

Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

- Một số website: http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thong-bao-van-ban-moi/email/8231/huong- dan-thuc-hien-co-phan-hoa-dn-100-von-nha-nuoc https://www.bsc.com.vn/News/2015/4/4/442758.aspx http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/co-phan-hoa-con-duong-gap-ghenh-neu- ho-hao-se-that-bai-20140524212623472.htm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN (Trang 61 -61 )

×