- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục
a) Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các cơ quan thanh tra có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Mặc dù, pháp luật về khiếu nại, tố cáo đều nhất quán xác định trách nhiệm, thẩm
quyền của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Song dù trong điều kiện nào, giai đoạn nào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đều thống nhất một luận điểm cơ bản là đề cao vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra trong tiếp dân, và giải quyết khiếu kiện của dân. Điều này vừa phản ánh một sự
tin cậy cao độ của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ với ngành thanh tra. Đồng thời phản ánh một thực tiễn của đời sống xã hội, thực tiễn của quản lý nhà nước đối với các cơ quan thanh tra nhà nước. Hồ Chủ tịch luôn xác định thanh tra các cấp, các ngành có nhiệm vụ
“thanh tra sự khiếu nại của nhân dân” Điều 4 Sắc lệnh 138b ngày 18/12/1949 quy định.
Và tại Hội nghị công tác thanh tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh
của các Ban thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, kịp thời, làm sớm chứng nào hay chứngấy...”.
Những quan điểm, chủ trương trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã được quán triệt, thể hiện rõ trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ
chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, được ban hành từ giai đoạn năm 1956 đến nay đều quy định các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ giải quyết và thanh tra, kiểm tra việc xét, giải
quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 đã tiếp tục khẳng định “Thanh tra nhà nước các cấp
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật”. Các cơ quan thanh tra làm tốt được những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đó chính là “...Các Ban thanh tra đã giúp giải quyết nhiều thư kêu nài của nhân dân, cán bộ nhân viên; nhờ vậy
mà họ càng nhận rõ Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến lợi ích của họ” Huấn thị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 06/02/1961.
Những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đặt ra đòi hỏi các cơ
quan thanh tra cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới về tổ chức cũng như phương thức, cách thức hoạt động, trên cơ sở đổi mới thể chế về thanh tra, thể chế về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, nó cũng đòi hỏi quan tâm sâu sắc của các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.