NGƯỜI VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới (Trang 25 - 27)

Nói đến văn hóa người ta thường tìm về văn hóa truyền thống. Tùy quốc gia,dân tộc,vùng miền…mà hình thành những nền văn hóa khác nhau,trong đó có văn hóa ứng xử. Văn hóa là giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, trình độ cao trong sinh hoạt xã hội,là biểu hiện của văn minh. Còn văn hóa ứng xử thể hiện giá trị nhân văn, phản ánh “trình độ người” trong quan hệ cộng đồng. Văn hóa ứng xử là thái độ, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hằng ngày với các mối quan hệ khác nhau được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trước hết là văn hóa giao tiếp trong cuộc sống thường ngày, văn hóa ứng xử với các phương tiện giao thông,văn hóa ứng xử với môi trường…Vì vậy, việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nét đẹp cho từng cá nhân mà còn phản ánh nền văn hóa cho một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.

Bên cạnh những mặt tích cực, còn không ít những mặt hạn chế trong văn hóa ứng xử ngoài cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Đó là một trong những hạn chế lớn trong quá trình xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong những năm gần đây , chúng ta thường xuyên được nghe tới cụm từ: “Văn hóa xếp hàng” , được xem những video về những cảnh người dân Việt Nam xếp hàng trên truyền hình. Đó là những thông điệp gửi tới mỗi chúng ta hãy xếp hàng, xếp hàng thể hiện nhân cách bản thân, văn minh của dân tộc. Hiện nay dường như từ siêu thị, trường học, bệnh viện, công sở ở đâu tôi cũng thấy cảnh chen lấn, bát nháo, mất trật tự. Mọi người đa phần không tự giác xếp hàng, chỉ cần một người chen lấn là tất cả mọi người cùng chen lấn, không ai chịu nhường ai. Thực ra, văn hóa xếp hàng là điều nên thực hiện vì xếp hàng thể hiện sự trật tự và khoa học,văn minh. Khi có trật tự và khoa học trước sau, mọi việc mới suôn sẻ và trôi chảy. Trong hành vi xếp hàng cũng có một số đối tượng cần ưu tiên, chẳng hạn như các cụ già, trẻ em, phụ nữ mang thai nhưng đáng buồn là có những người chưa già cũng tự nhận mình là già để nhận được sự ưu tiên.

Mỗi người Việt Nam nên tự giác xếp hàng ở những nơi công cộng, nó thể hiện sự bình đẳng , văn minh trong hành vi ứng xử xã hội. Để cải thiện tình trạng chen lấn, bát nháo nơi công cộng, tôi nghĩ việc các cơ quan, ngân hàng, sở điện lực, phòng khám bệnh áp dụng hình thức bấm số tự động rất hay. Ai đến trước sẽ được phục vụ trước. Giáo dục nếp văn hóa xếp hàng ngay trong nhà trường cũng là một cách thức lâu dài để rèn luyện thói quen xếp hàng cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh “ Văn hóa xếp hàng” thì việc xả rác bừa bãi đã và đang là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Ở nhiều khu vực người dân gần như sống chung với rác thải. Đôi khi đi trên đường ta thường bắt gặp những cảnh tượng người ta vứt rác nhẹ nhàng như không có chuyện gì xảy ra.Đường phố bỗng dưng trở thành cái bãi rác công cộng. Môi trường ô nhiễm chính người dân là người chịu hậu quả. Mặc dù các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân đã được tổ chức rất nhiều, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ vẫn dửng dưng, ý thức vô cùng kém. Để hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi cần phải tiếp tục tuyên truyền, đưa hoạt động này vào trong nhà trường để nâng cao ý thức cho học sinh

ngay từ khi còn nhỏ . Và hơn hết đó chính là ý thức của mỗi người,nếu mỗi người đều có ý thức tốt thì chúng ta sẽ có một môi trường sống sạch đẹp.

Trên đây là một số ví dụ thực tiễn thể hiện trực tiếp ý thức của con người. Quá trình xây dựng con người mới theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài, gắn liền với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước . Trải qua thời gian thì con người cũng đang tích cực hoàn thiện mình , tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân còn mang những tư tưởng trì trệ, ý thức cá nhân. Để góp phần xây dựng con người mới theo đúng chuẩn mực mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra thì cần phải khắc phục được những hạn chế đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)