MỸ HỌC MÁC – LÊNIN (CHO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC NGÀNH VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT)

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng (Trang 87 - 89)

HOÁ NGHỆ THUẬT)

Tác giả: GS,TS. Đỗ Huy

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, 468 tr.

Công trình này là thành quả nghiên cứu và giảng dạy mỹ học của GS,TS. Đỗ Huy cho trình độ sau đại học ngành văn hoá nghệ thuật trong mấy thập niên qua. Chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản tác phẩm này.

Công trình gồm 6 chương. Chương 1 trình bày hệ thống lý thuyết về bản chấtcủa mỹ học nhìn từ các quan điểm khác nhau. Trên cơ sở các tác phẩm và tác giả, chương này đã phân tích ba khuynh hướng mỹ học cơ bản trước Mác bàn về các phương diện thẩm mỹ của thế giới: khuynh hướng của Platon và Hêghen; khuynh hướng của Cantơ, Hium và khuynh hướng của Burker, Tsécnưsépxki.

Coi mỹ học Mác – Lênin là giai đoạn phát triển mới trong lịch sử mỹ học, tác giả đã chỉ rõ tính cách mạng của mỹ học Mác – Lênin. Các tư tưởng về khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen được đem đối chiếu với các tư tưởng mỹ học trước đó, cho thấy tư tưởng mỹ học của các ông là phong phú, sâu sắc, đúng đắn và toàn diện.

Chương 2 trình bày bản chất của quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực. Coi quan hệ thẩm mỹ gồm ba bộ phận: đối tượng, chủ thểnghệ thuật, tác giả phân tích các quan hệ ngoài và trong thẩm mỹ. Chương này đặc biệt nêu lên sự đúng đắn của mỹ học Mác – Lênin trong việc lý giải tính vô tư, tính hình tượng, tính xúc cảm, tính thưởng ngoạn và bản chất xã hội của các quan hệ thẩm mỹ. Các quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực được tác giả trình bày theo những quan điểm khác nhau. Các tư tưởng mỹ học của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về bản chất của quan hệ thẩm mỹ được giới thiệu tương đối tỉ mỉ. Cách giải thích sự khác nhau giữa các quan hệ thẩm mỹ và các quan hệ khác dựa trên thực tiễn thẩm mỹ là có cơ sở khoa học.

Chương 3 nghiên cứu mặt khách thể trong quan hệ thẩm mỹ. Đó là cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Coi cái đẹp giữ vị trí trung tâm ở mặt khách thể của quan hệ thẩm mỹ, tác giả đã trình bày hệ thống các lý thuyết khác nhau về bản chất của cái đẹp. Nêu lên các khuyết điểm chủ yếu trong lý luận về cái đẹp của mỹ học trước Mác, chương này đã trình bày tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp. Các luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồn gốc, bản chất, sự vận động và những giá trị của cái đẹp đã vượt xa các nhà mỹ học trước đó và đặt nền móng cho cách giải quyết mới và khoa học về cái đẹp.

Chương 4 nghiên cứu mặt chủ thể của các quan hệ thẩm mỹ - vai trò của chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ và phân tích các hoạt động của chủ thể từ tri giác, biểu tượng, phán đoán đến nhu cầu, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ. Dựa trên phản ánh luận của V.I.Lênin, chương này trình bày thực tiễn hoạt động thẩm mỹ của các chủ thể xoay quanh cái đẹp. Phân tích các hoạt động xúc cảm trong thẩm mỹ và ngoài thẩm mỹ gắn với cái đẹp, chương này đã vạch rõ những quan điểm phiến diện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan về bản chất tâm lý của hoạt động thẩm mỹ. Đóng góp quan trọng của chương này vào hệ lý luận mỹ học hiện đại là việc trình bày, phân tích sâu sắc năm hình thức chính của hoạt động chủ thể thẩm mỹ: hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo, biểu hiện và tổng hợp thẩm mỹ.

Chương 5 nghiên cứu ba cụm vấn đề quan trọng nhất của thế giới nghệ thuật: khái niệm và nguồn gốc của nghệ thuật; bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật; bản chất xã hội của nghệ thuật. Dựa trên tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc, tính nhân dân của nghệ thuật, chương này đã phân tích sâu tính bất đồng giữa nghệ thuật và phát triển kinh tế; đồng thời làm rõ bản chất tính dân tộc, tính nhân dân và tính thời đại của mọi nghệ thuật hiện thực. Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu nghệ thuật với tư cách sản phẩm của sáng tạo, mô hình hoá tình cảm thẩm mỹ. Các vấn đề hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật được trình bày thành các tiểu mục quan trọng của chương sách.

Chương 6 - chương cuối cùng nghiên cứu và trình bày bản chất của giáo dục thẩm

Nam với sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng nhân cách phát triển toàn diện. Từ thực tiễn xã hội ở nước ta hiện nay, chương này đã làm rõ bản chất của giáo dục thẩm mỹ vì những giá trị cao quý của con người Việt Nam; đồng thời tập trung làm rõ các luận điểm cơ bản của Đảng ta về phương thức và mục tiêu giáo dục thẩm mỹ. Đây là chương sách khép lại của cuốn sách, do đó cũng đề xuất nhiều vấn đề để hoạt động thẩm mỹ của xã hội ta luôn đúng hướng và không ngừng tạo ra các đề kháng cần thiết chống lại những hiện tượng phi thẩm mỹ. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có chất lượng khoa học và có tính sư phạm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng (Trang 87 - 89)