- Chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển
4.4. Môi trường và an toàn thực phẩm
Xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, trong những năm qua huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, công tác bảo vệ môi trường được triển khai đồng bộ, thống nhất từ huyện đến cấp xã và đạt được kết quả khá tốt. Đã tổ chức tập huấn cho các xã về các nội dung, thực hiện Tiêu chí 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm với 83 cuộc, tổng số người tham dự trên 6.732 người (bao gồm Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã, Ban phát triển các thôn của các địa phương và người dân trên các đơn vị thôn). Phong trào tổng vệ sinh môi trường nông thôn định kỳ hàng tháng
được duy trì với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ chính quyền, mặt trận tổ quốc và toàn thể người dân.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên phụ nữ và Nhân dân thực hiện Cuộc vận động ”5 không, 3 sạch”, theo đó, đã tổ chức 25 cuộc chuyên đề và 1.350 cuộc lồng ghép sinh hoạt Chi hội phụ nữ để tuyên truyền về bảo vệ môi trường, phân loại rác tại hộ gia đình; in phát hơn 5.000 tờ rơi về chung tay bảo vệ môi trường đến tận cán bộ và Nhân dân; biên tập 150 bài viết về công tác vệ sinh môi trường, trong đó 84 bài viết được định kỳ 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần phát trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, thị trấn.
Trên địa bàn huyện 1 tháng tổ chức 3 ngày ra quân làm vệ sinh môi trường theo từng tổ chức phụ trách: Ngày mồng 8 do Hội liên hiệp phụ nữ phụ trách, ngày 18 do Ủy ban Mặt trận tổ quốc phụ trách và ngày 28 do Hội Nông dân phụ trách.
Ngoài ra, hưởng ứng ”Ngày môi trường thế giới” hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp Ban Thường vụ Huyện đoàn, Hội LHPN huyện, Hội Nông dân tổ chức Lễ ra quân bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, như: dọn vệ sinh, phát quang đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất (chai lọ, lốp xe,...) để tái chế, đổi lấy khẩu trang, phát túi bóng sinh học cho các hộ gia đình...từ đó góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống.
a) Có tối thiểu 98% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và tối thiểu có 60% số hộ sử dụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia
Nhà máy nước Thạch Bằng, huyện Lộc Hà có công suất thiết kế 4.000m3/ngày đêm, hiện tại nhà máy đã cấp đủ nước cho các hộ dân ở các xã: Thạch Kim 2.057 hộ, thị trấn 1.925 hộ, Thịnh Lộc 1.084 hộ, Tân Lộc 1.010 hộ; xã Hộ Độ sử dụng từ nhà máy nước thành phố Hà Tĩnh với 1.720 hộ. Các xã còn lại đang lắp đặt đường ống. Tổng số hộ được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước là 7.796/19.863 = 39,2%. Kết quả phân tích mẫu nước theo QCVN 02:2009/BYT từ các giếng đào, giếng khoan của các hộ dân cho thấy chất lượng nước đảm bảo QCVN 02:2009/BYT trên địa bàn huyện đạt kết quả 68%. Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 98,9% (21.728/21.963 hộ).
b) Có 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể:
Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường (100%).
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.312 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trong đó: 10 cơ sở lập Đánh giá tác động môi trường do UBND tỉnh phê duyệt, 198 cơ sở lập kế hoạch BVMT huyện phê duyệt, 1.104 cơ sở nhỏ lẻ thuộc đối tượng không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ. 1.104 cơ sở nhỏ lẽ đã ký cam kết bảo vệ môi trường với UBND các xã, thị trấn và được các địa phương quản lý, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt, xác nhận và quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
Cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm, khu dân cư được chỉnh trang đảm bảo sạch, đẹp với hơn 50 km đường trục xã, trục thôn trồng cây bóng mát, hàng rào xanh; Toàn huyện có 137 tuyến đường xanh, sạch đẹp, có hàng rào xanh toàn tuyến, bồn hoa cây cảnh tạo điểm nhấn chính về cảnh quan môi trường tại trung tâm các xã, nhà văn hóa thôn, khoảng cách các cây sẽ giao tán sau khi trưởng thành đảm bảo 100% kế hoạch. Phong trào từng tổ chức đoàn thể phụ trách quản lý, bảo vệ các tuyến đường, định kỳ hàng tháng tổng vệ sinh môi trường gắn với phong trào thi đua xây dựng các tuyến đường Xanh - Sạch - Đẹp được nhân rộng, phát huy tại các thôn, góp phần nâng cao trách nhiệm và ý thức của cộng đồng trong công tác vệ sinh môi trường.
d) Quản lý, thực hiện mai táng theo quy định, phong tục tập quán và theo hương ước của địa phương tại các nghĩa trang được quy hoạch; nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch
Trên địa bàn huyện quy hoạch và đang sử dụng 31 nghĩa trang, đóng cửa 13 nghĩa trang. Các địa phương đã ban hành quy chế, hương ước quản lý nghĩa trang và việc tổ chức quản lý theo quy hoạch được duyệt.
đ) Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
- Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt thông thường: Toàn huyện có 12 Hợp tác xã (HTX) vệ sinh môi trường, 01 Ban quản lý Cụm Công nghiệp hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt với 88 lao động, 11 xe tải các loại, 2 xe chuyên dụng, 75 xe đẩy tay, 124 thùng đựng rác bằng nhựa, 2 xe điện, để phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Toàn huyện, có 82/82 thôn đã được tập huấn hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, có 89,41% số hộ trên địa bàn huyện có giỏ phân loại rác và đã thực hiện phân loại rác tại nguồn. Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại, một phần rác thải hữu cơ được xử lý tại hộ (các hộ
có hố xử lý, ủ phân vi sinh), số còn lại được các HTX thu gom, vận chuyển đi xử lý tại bãi rác tập trung của huyện tại xã Hồng Lộc.
- Thu gom, xử lý nước thải khu dân cư: Toàn huyện có tổng chiều dài các đoạn đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn qua khu dân cư cần làm rãnh thoát nước là 180,37 km, đến nay đã thực hiện làm mương thoát nước 154,25 km (chiếm tỷ lệ 85,5%); các đoạn rãnh thoát nước thường xuyên được nạo vét, khơi thông đảm bảo khả năng tiêu, thoát nước. Tại các khu dân cư không có hiện tượng nước thải ứ đọng, ngập úng. Nước thải phát sinh tại các hộ gia đình hiện đang triển khai thực hiện xử lý sơ bộ bằng các bể thu gom, lắng lọc trước khi dẫn đấu nối với mương tiêu thoát nước khu dân cư. Đến nay đã có 6.551 hộ/19.863 hộ thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt (30 hộ lắp đặt bể nhựa composite, 6.521 hộ xây dựng bằng ống bê tông), đạt 33%; hiện tại huyện đang có chính sách để triển khai xây dựng mô hình thu gom, sơ xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình theo Nghị quyết 124/NQ- HĐND ngày 29/12/2020 của HĐND huyện. Các xã vận động triển khai mô hình sơ xử lý nước thải sinh hoạt tốt như là xã Thạch Châu, Mai Phụ, Hồng Lộc...
e) Có trên 90% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
Hiện tại có 18.386/19.364 nhà tiêu hợp vệ sinh (trong đó 15.326 nhà tiêu tự hoại), đạt tỷ lệ hộ có nhà tiêu đạt 95%; 18.299/19.364 nhà tắm hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 94%, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 18.772/19.364 bể, đạt 97%, thực hiện 3 sạch đạt 18.403/19364 đạt 95%, so với yêu cầu đạt 90%.
f) Có trên 90% hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
- 06 cơ sở chăn nuôi tập trung, gồm:
+ 03 cơ sở có quy mô lớn thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Hợp tác xã Tân Trường Sinh tại xã Thạch Mỹ và 02 Trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Sửu tại xã Tân Lộc.
+ 03 cơ sở phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường: HTX 27/7 tại xã Thịnh Lộc, HTX Thanh niên Thượng Phú tại xã Hồng Lộc, Cơ sở chăn nuôi Lê Trọng Chín xã Phù Lưu.
Các Cơ sở đều có các công trình xử lý môi trường, hệ thống xử lý bằng bể biogas, hồ sinh học, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đúng theo hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền, thẩm định/phê duyệt và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi theo quy định.
- 18 trang trại quy mô 10 - 290 con bò, 12 trang trại nuôi lợn dưới 50 con, chăn nuôi nhỏ lẽ (nông hộ) 11.644 hộ gia đình (trong đó chăn nuôi trâu bò là 6.643 hộ, chăn nuôi lợn là 772 hộ, còn lại là nuôi gà, vịt, ngan là 4.229 hộ) đều nằm cách
biệt với nhà ở và đường đi chung ít nhất 5 m, có xây dựng bể biogas hoặc các bể lắng lọc xử lý chất thải. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường là 10.712./11.644, chiếm tỉ lệ 92%.
g) Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Toàn huyện có 712/712 hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (đạt 100%), trong đó ngành Y tế quản lý là 157 hộ gia đình, cơ sở; ngành Nông nghiệp quản lý là 222 hộ gia đình, cơ sở; ngành Công thương quản lý là 333 hộ gia đình, cơ sở.
Đánh giá: Đến nay, 11/11 xã đạt tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực
phẩm.