Lệch pha và sự mã hoá số liệu

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHAO VÔ TUYẾN CHỈ VỊ TRÍ KHẨN CẤP HÀNG HẢI(EPIRB) HOẠT ĐỘNG Ở BĂNG TẦN 406,0 MHz ĐẾN 406,1 MHz (Trang 37 - 40)

2.4.7.1. Định nghĩa

Độ lệch pha là hiệu giữa pha tức thời của tần số vô tuyến được điều chế và pha của sóng mang không điều chế.

2.4.7.2. Phương pháp đo

Tín hiệu RF đã điều chế được đưa tới đầu vào của một bộ giải điều chế tuyến tính và một bộ giải mã.

Các giá trị giới hạn của pha ϕ1 và ϕ2 trong Hình 9, được đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 2.2.11 và 2.2.12) không tính đến các giá trị tức thời.

Pr = Công suất sóng mang không điều chế đầu ra của EPIRB fc = Tần số sóng mang của EPIRB

dBc = Mức công suất tín hiệu phát của EPIRB theo dB so với Pr

2.4.7.3. Yêu cầu

Sóng mang được điều chế pha (G1B) với hai giá trị đỉnh là +1,1 ± 0,1 rad và -1,1 ±0,1 rad so với sóng mang không điều chế. Số liệu phải được mã hoá hai pha như trong Hình 9.

Hình 9-Mã hoá số liệu và dạng điều chế

2.4.8.Quá độ điều chế 2.4.8.1. Định nghĩa

Thời gian quá độ điều chế tăng (TR) và thời gian quá độ điều chế giảm (TF) của dạng sóng đã điều chế là thời gian đo được giữa các điểm 0,9 của chuyển tiếp pha đỉnh - đỉnh (Hình 10).

Hình 10-Thời gian điều chế tăng và giảm

C h u k ú b it S è l iÖ u N R Z 1 1 1 0 0 1 0 0 0 ϕ = + 1 , 1 r a d ϕ = - 1 , 1 r a d 0 r a d 1 2

2.4.8.2. Phương pháp đo

Tín hiệu RF đã điều chế được đưa tới đầu vào của bộ giải điều chế tuyến tính. Thời gian quá độ điều chế tăng (TR) và thời gian quá độ điều chế giảm (TF) được đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 2.2.11 và 2.2.12) và được ghi lại.

2.4.8.3. Yêu cầu

Các thời gian quá độ điều chế tăng và giảm của dạng sóng đã điều chế phải là: 150 µs ± 100 µs.

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHAO VÔ TUYẾN CHỈ VỊ TRÍ KHẨN CẤP HÀNG HẢI(EPIRB) HOẠT ĐỘNG Ở BĂNG TẦN 406,0 MHz ĐẾN 406,1 MHz (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w