LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu 02-2017-qd-ktnn-13-03-2017 (Trang 29 - 31)

Điều 20. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

1. Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. 2. Kiểm tra, phân loại, tổng hợp kết quả kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. 3. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Phần mở đầu gồm những nội dung cơ bản sau: - Nội dung kiểm toán: Ghi theo quyết định kiểm toán.

- Phạm vi và giới hạn kiểm toán: Ghi rõ những nội dung kiểm toán, nội dung không kiểm toán và lý do không thực hiện.

- Căn cứ kiểm toán. b) Phần nội dung gồm:

- Khái quát tình hình dự án: Tên dự án, chủ đầu tư dự án; mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư; tổng mức đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành.

- Kết quả kiểm toán quyết toán của dự án theo các nội dung kiểm toán: Nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư; các nội dung khác của báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (nếu có). Trong từng nội dung phải nêu rõ kết quả và nguyên nhân chênh lệch.

- Về tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo (số liệu) quyết toán của Dự án.

- Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý dự án đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan: Trong mỗi nội dung cần phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật: ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế; trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

- Tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án.

c) Các kết luận, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có). d) Các thuyết minh, phụ biểu (nếu có).

e) Các nội dung theo thể thức văn bản: chữ ký, đóng dấu, ngày ký báo cáo kiểm toán thực hiện theo quy định.

Lập dự thảo báo cáo kiểm toán phải xem xét mục tiêu và loại hình kiểm toán áp dụng của cuộc kiểm toán để lựa chọn tuân thủ các nội dung hướng dẫn về lập báo cáo kiểm toán đã được quy định tại Hệ thống CMKTNN một cách phù hợp.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 21. Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 22. Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 23. Hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán, gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 24. Thông báo kết quả kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 25. Phát hành báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Chương V

Một phần của tài liệu 02-2017-qd-ktnn-13-03-2017 (Trang 29 - 31)