2. Giải pháp và kiến nghị
2.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời mở rộng danh mục các sản phẩm nhằm đáp ứng được đa
dạng các nhu cầu của thị trường. Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần xây dựng thương hiệu của mình trên các thị trường, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến việc nghiên cứu marketing để từ đó có những biện pháp cho từng thị trường, cho từng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thế giới hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng cần phàI xây dựng được những hệ thống kênh phân phối hợp lý, có chất lượng cao để thuận lợi cho quá trình xâm nhập thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản cần đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức tốt công tác thu mua nguyên liệu, nâng cao số lượng và chất lượng thuỷ sản, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, người dân Việt Nam có truyền thống tiêu thụ thuỷ sản, nhu cầu sẽ ngày càng tăng do đời sống được cải thiện.
Đối với những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả,nhà
nước nên sớm tiến hành cổ phần hoá để có thể tuy động vốn bên ngoài đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. Mặt khác cũng đã đến lúc xem xét và quyết định việc giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhiều năm làm ăn thua lỗ, mất vốn, không có khả năng trả nợ, góp phần lành mạnh hoá hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khu vực này.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các thị trường thuỷ sản của Việt Nam đưa ra cho chúng ta được những giảp pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thuỷ sản Việt Nam, mở ra những bước đI mới cho ngành thuỷ sản, từ đó đưa ngành phát triển phù hợp với xu thế và nhu cầu chung của thế giới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời giúp ngành thuỷ sản xuất khẩu được nhiều mặt hàng hơn, nâng cao được gáI trị xuất khẩu, đóng góp vào GDP nhiều hơn.
Qua việc nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy được vai trò, sự cần thiết của các công cụ marketing trong việc bảo vệ, giữ vững và phát triển thị trường. Đồng thời cũng tạo nên những ưu thế cho sản phẩm của ta có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài. Từ đó khẳng định được vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Do trình độ và hiểu biết còn hạn chế cho nên bàI viết của em còn có nhiều thiếu sót, chỉ nghiên cứu được một vài khía cạnh của vấn đề. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Lan-giáo viên khoa marketing-đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bàI viết này.