BÀI TẬP CHƯƠNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho R(U) là sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính. X, Y, Z là tập con của U. Tính chất tăng trưởng (augmentation) của hệ tiên đề Amstrong: với điều kiện nào dưới đây thì YZ là phụ thuộc hàm vào XZ?
a. X là phụ thuộc hàm vào Y b. Y là phụ thuộc hàm vào X
c. X không là phụ thuộc hàm vào Y d. Y không là phụ thuộc hàm vào X
Câu 2: Cho R(U) là sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính. X, Y, Z là tập con của U. Tính chất: nếu Y là phụ thuộc hàm vào X, Z là phụ thuộc hàm vào Y thì Z là phụ thuộc vào X là tính chất gì trong hệ tiên đề Amstrong?
a. Phản xạ (reflexivity)
b. Tăng trưởng(augmentation) c. Bắc cầu(transitivity)
d. Kết hợp(associativity)
Câu 3: Cho R(U) là sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính. X, Y, Z là tập con của U. Tính chất Phản xạ (reflexivity) của hệ tiên đề Amstrong: với điều kiện nào dưới đây thì Y là phụ thuộc hàm vào X?
a. X là con của Y b. Y là con của X
c. X không là con của Y d. Y không là con của X
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Câu 4: Một quan hệ có chứa một miền giá trị của một thuộc tính nào đó là không nguyên tố được gọi là
a. Quan hệ chuẩn hóa b. Quan hệ không chuẩn c. Quan hệ chuẩn hóa loại 1 d. Quan hệ chuẩn hóa loại 2
Câu 5: Cho R(U) là sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính. X, Y, Z là tập con của U. Luật hợp: Nếu Y là phụ thuộc hàm vào X, Z là phụ thuộc hàm vào X thì :
a. Y là phụ thuộc hàm vào XZ b. Z là phụ thuộc hàm vào XY c. YZ là phụ thuộc hàm vào X d. XZ là phụ thuộc hàm vào YZ
Câu 6: Cho R(U) là sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính. X, Y, Z, W là tập con của U. Luật tựa bắc cầu: Nếu Y là phụ thuộc hàm vào X, Z là phụ thuộc hàm vào WY thì :
a. XW là phụ thuộc hàm vào Z b. Z là phụ thuộc hàm vào XW c. XZ là phụ thuộc hàm vào W d. W là phụ thuộc hàm vào XZ
Câu 7: B phụ thuộc hàm vào A (A->B) được suy dẫn logic từ F bằng cách: a. Áp dụng các quy tắc tách/hợp
b. Áp dụng các quy tắc phản xạ c. Áp dụng các quy tắc bắc cầu d. Áp dụng hệ tiên đề Amstrong
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Câu 8: Phát biểu nào đúng với khái niệm Phụ thuộc hàm?
a. Cho R(U). X, Y là các tập con của U, ta nói rằng X Y nếu trên quan hệ R có t1[X]) = t2[X]) thì t1[Y]) = t2[Y].
b. Cho R(U). X, Y là các tập con của U, ta nói rằng X Y nếu trên quan hệ R có t1[X]) = t2[X]) thì t1[Y]) t2[Y].
c. Cho R(U). X, Y là các tập con của U, ta nói rằng X Y nếu trên quan hệ R có t1[X]) t2[X]) thì t1[Y]) = t2[Y].
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng để tìm tập nguồn (TN)?
a. Tập TN chứa tất cả các thuộc tính xuất hiện ở vế trái (VT) và không xuất hiện ở vế phải (VP) của các phụ thuộc hàm.
b. Tập TN chứa tất cả các thuộc tính xuất hiện ở vế trái (VT) và vế phải (VP) của các phụ thuộc hàm.
c. Tập TN chứa tất cả các thuộc tính không xuất hiện ở VT lẫn VP của các phụ thuộc hàm.
d. Cả đáp án a và c
Câu 10: Chọn phát biểu đúng để tìm tập trung gian (TG)?
a. Tập TG chứa tất cả những thuộc tính xuất hiện ở cả VT lẫn VP của các phụ thuộc hàm.
b. Tập TG chứa tất cả những thuộc tính không xuất hiện ở cả VT lẫn VP của các phụ thuộc hàm.
c. Tập TG chứa tất cả những thuộc tính xuất hiện ở VT của các phụ thuộc hàm.
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Câu 11: Chọn phát biểu đúng để tìm tập đích (TĐ)?
a. Tập TĐ chứa tất cả những thuộc tính xuất hiện ở VT của các phụ thuộc hàm.
b. Tập TĐ chứa tất cả những thuộc tính xuất hiện ở VP và không xuất hiện ở VT của các phụ thuộc hàm.
c. Tập TĐ chứa tất cả những thuộc tính không xuất hiện ở VP và không xuất hiện ở VT của các phụ thuộc hàm.
d. Tập TĐ chứa tất cả những thuộc tính không xuất hiện ở VP và chỉ xuất hiện ở VT của các phụ thuộc hàm.
Câu 12: Hệ tiên đề Armstrong cho các phụ thuộc hàm gồm các quy tắc: a. Bắc cầu.
b. Phản xạ. c. Tăng trưởng. d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Hệ tiên Amstrong có các hệ quả là: a. Luật hợp, luật bắc cầu, luật tách
b. Luật hợp, luật tựa bắc cầu, luật tăng trưởng c. Luật hợp, luật tựa bắc cầu, luật tách
d. Luật phản xạ, luật tựa bắc cầu, luật tách
Câu 14: Khẳng định nào là phụ thuộc hàm: a. Họ và tên → Thành phố
b. Họ và tên → Địa chỉ
c. Họ và tên → Số chứng nhân dân d. Số chứng nhân dân → Họ và tên
Câu 15: Trong thuật toán tìm tất cả các khóa của lược đồ quan hệ R(U). Sau khi tạo tập TN và tập TG. Nếu TG = ϴ Thì:
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
b. Lược đồ quan hệ chỉ có một khóa K = TN c. Lược đồ quan hệ chỉ có một khóa K = ϴ d. Lược đồ quan hệ chỉ có một khóa K = U
Câu 16: Chọn phát biểu đúng cho khái niệm dạng chuẩn 1(1NF)?
a. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 1 (1NF) nếu giá trị của mỗi thuộc tính trong một bộ giá trị là một giá trị nguyên tử (đơn, không phân chia được) lấy từ miền giá trị của thuộc tính đó.
b. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 1(1NF) nếu tồn tại thuộc tính phụ thuộc một phần vào khóa.
c. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 1 (1NF) nếu giá trị của mỗi thuộc tính trong một bộ giá trị có thể phân chia ra được.
d. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 1(1NF) nếu tồn tại thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng cho khái niệm dạng chuẩn 2(2NF)?
a. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 2(2NF) nếu nó ở dạng chuẩn 1 và không tồn tại thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa.
b. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 2(2NF) nếu nó ở dạng chuẩn 1 và không tồn tại thuộc tính phụ thuộc một phần vào khóa.
c. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 2 (2NF) nếu giá trị của mỗi thuộc tính trong một bộ giá trị là một giá trị nguyên tử (đơn, không phân chia được) lấy từ miền giá trị của thuộc tính đó.
d. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 2(2NF) nếu nó ở dạng chuẩn 1 và không tồn tại thuộc tính khóa phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khóa.
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Câu 18: Chọn phát biểu đúng cho khái niệm dạng chuẩn 3(3NF)?
a. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 3(3NF) nếu nó ở dạng chuẩn 2 và không tồn tại thuộc tính khóa phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khóa.
b. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 3 (3NF) nếu giá trị của mỗi thuộc tính trong một bộ giá trị là một giá trị nguyên tử (đơn, không phân chia được) lấy từ miền giá trị của thuộc tính đó.
c. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 3(3NF) nếu nó ở dạng chuẩn 2 và không tồn tại thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa.
d. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 3(3NF) nếu nó ở dạng chuẩn 2 và không tồn tại thuộc tính khóa phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khóa.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng cho khái niệm dạng chuẩn Boyce – Codd (BCNF)? a. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn BCNF nếu nó ở dạng chuẩn 3 và
không tồn tại thuộc tính khóa phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khóa.
b. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn BCNF nếu giá trị của mỗi thuộc tính trong một bộ giá trị là một giá trị nguyên tử (đơn, không phân chia được) lấy từ miền giá trị của thuộc tính đó.
c. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn BCNF nếu nó ở dạng chuẩn 3 và không tồn tại thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khóa.
d. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn BCNF nếu nó ở dạng chuẩn 3 và không tồn tại thuộc tính khóa phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khóa.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng với Phụ thuộc hàm đầy đủ?
a. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu loại bỏ bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm luôn đúng.
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
b. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu loại bỏ bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm không còn đúng nữa.
c. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu thêm bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm luôn đúng.
d. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu thêm bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm không còn đúng nữa.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng với Phụ thuộc hàm bộ phận?
a. Một phụ thuộc hàm X Y là phụ thuộc hàm bộ phận nếu có thể bỏ đi 1 thuộc tính A X ra khỏi X mà phụ thuộc hàm vẫn còn đúng.
b. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu loại bỏ bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm không còn đúng nữa. c. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu thêm bất
kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm luôn đúng.
d. Một phụ thuộc hàm X Y là một phụ thuộc hàm đầy đủ nếu thêm bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi X thì phụ thuộc hàm không còn đúng nữa. Câu 22: Tìm phủ tối thiểu (Phủ không dư thừa) có mấy bước?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 23: Cho quan hệ R (A, B, C, D, E); Khóa là AB Tập phụ thuộc hàm F= {AB CD, CE}
Quan hệ trên ở dạng chuẩn nào? a. 1NF
b. 2NF c. 3NF d. BCNF
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Câu 24: Cho R (A, B, C, D, E, F); Khóa là AB Tập phụ thuộc hàm F= {AB CD, ABE, E F} Quan hệ trên ở dạng chuẩn nào?
a. 1NF b. 2NF c. 3NF d. BCNF
Câu 25: Cho R (A, B, C, D, E); Khóa là AB Tập phụ thuộc hàm F= {AB CDE, DB} Quan hệ trên ở dạng chuẩn nào?
a. 1NF b. 2NF c. 3NF d. BCNF BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1.
Cho LĐQH p = (U,F) víi U = ABCDE, F = { A C, BC D, D E, E A }. Tính:
a) (AB)+
b) (BD)+
c) D+
Bài 2.
Cho LĐQH p = (U,F) víi U = ABCDEG, F = { B C, AC D, D G, AG E }. Chứng minh rằng: a) AB G F+ ?
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Bài 3.
Cho R(U), U={A, B, C, D, E, G},
F ={B →C, AC→D, D→G, AG→E}. Tìm tất cả các khóa của R? Tìm tất cả các khóa của R?
Bài 4.
Cho R(U), U={H, I, K, L, M, N},
F={I→LM, HI→K, K→N, KN→I}. Tìm tất cả các khóa của R?
Bài 5.
Cho R(U), U={ A, B, C, D, E, F}.
F={A→B, BC→D, CE→D, AE→F, CD→A}. Tìm tất cả các khóa của R?
Bài 6. Cho R(U), U={A, B, C, D , E, G}
F= {D →G, C→A, CD→E, A→B} Tìm phủ tối thiểu?
Bài 7. Cho R(U), U={B, O, I, S, Q}
F={ B→I, O→ I, I→S, SQ→I, IQ→B}. Tìm phủ tối thiểu?
Bài 8. Cho R(U), U = {A, B, C, D, E, F}
F = { A B, BC D, CE D, AE F, CD A} Tìm phủ tối thiểu? Tìm phủ tối thiểu?
KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Bài 9.
Cho R(U), U={A, B, C, D, E, G}
F ={B →C, AC→D, D→G, AG→E}. Chuẩn hóa quan hệ về 3NF? Chuẩn hóa quan hệ về 3NF?
Bài 10.
Cho R(U), U={H, I, K, L, M, N},
F={I→LM, HI→K, K→N, KN→I}. Chuẩn hóa quan hệ về 3NF?
Bài 11.
Cho R(U), U={ A, B, C, D, E, F}.
F={A→B, BC→D, CE→D, AE→F, CD→A}. Chuẩn hóa quan hệ về 3NF?
Bài 12. Cho R(U), U={A, B, C, D , E, G}
F= {D →G, C→A, CD→E, A→B}
Phép tách ={GD, AC, CDE, AB}. Kiểm tra phép tách có bị mất mát thông tin hay không?
Bài 13. Cho R(U), U={C, T, H, R, S, G}.
F= {C→T, HT→R, HS→R, CS→G, HR→C}
Phép tách =(CSG, CT, CHR, CHS). Kiểm tra phép tách có bị mất mát thông tin hay không?
Bài 14. Cho R(U), U={A, B, I, H, K}, F={ B→I, A→ I, I→H, HK→I, IK→B}.
Phép tách = {BI, IH, AK, AI, BK}. Kiểm tra phép tách có làm mất mát thông tin hay không?