KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Teaching management of general education knowledge sector at Arts universities in the direction of quality assurance. (Trang 26 - 27)

1. Kết luận

Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề có thể nhận thấy, đã có nhiều nghiên cứu về dạy học, quản lý dạy học cũng như vấn đề ĐBCL dạy học trong các trường đại học đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên việc nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học trong các trường nghệ thuật là không nhiều, đặc biệt việc nghiên cứu về dạy học, quản lý dạy học và công tác ĐBCL dạy học khối KTGDĐC trong các trường đại học nghệ thuật còn rất ít.

Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về vấn đề dạy học, quản lý, quản lý dạy học, chất lượng và chất lượng dạy học, công tác đảm bảo chất lượng dạy học trong các trường đại học bao gồm các vấn đề như: xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng và thực hiện quy trình QLCL; kiểm tra đánh giá và điều chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng cũng như đã nghiên cứu một số mô hình quản lý phổ biến trên thế giới hiện nay.

Tác giả cũng đã trình bày vị trí và đặc điểm dạy học khối KTGDĐC, mối quan hệ giữa khối KTGDĐC với khối kiến thức cơ sở và khối chuyên ngành trong đào tạo tại khối trường đại học nghệ thuật. Việc quản lý dạy học khối KTGD ĐC theo hướng đảm bảo chất lượng cần quản lý tốt các thành tố như Quản lý xây dựng chương trình; Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo; QL hoạt động dạy của GV; QL hoạt động học; QL CSVC trường học; QL công tác KT đánh giá KQ. Cuối chương tác giả đã nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học khối KTGDĐC trong trường đại học bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Chương hai, tác giả đã giới thiệu khái quát chung về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, qui mô đào tạo, mục tiêu đào tạo, của trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và đại học Sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Đã tổ chức khảo sát 06 thực trạng quản lý: (i) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH khối học thuộc khối KT GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng; (ii) Quản lý hoạt động dạy của giảng viên khối kiến thức GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng; (iii) Quản lý hoạt động học của sinh viên khối kiến thức GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng; (iv) Quản lý đổi mới thực hiện chương trình ĐT sau mỗi khóa học khối kiến thức GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng; (v) Quản lý môi trường DH khối kiến thức GDĐC theo đảm bảo chất lượng; (vi) Kiểm tra thực hiện HĐDH khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng.

Từ số liệu khảo sát tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét về thực trạng công tác dạy học và quản lý dạy học khối KTGDĐC trùng hợp với kết luận trong Báo cáo đánh giá ngoài do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà trường cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác Xây dựng và phát triển nội dung chương trình khối học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để có phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả cao hơn đối với sinh viên các trường nghệ thuật; quan tâm, đổi mới làm đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá người học, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, học liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo để người học có điều kiện học tập tốt hơn nữa, tránh tình trạng cơ sở vật chất không đủ đáp ứng với người học trong tình hình mới. Đặc biệt các trường cần quan tâm đến việc xây dựng văn hóa chất lượng, xây dựng bộ tiêu chí và chỉ báo đánh giá quản lý dạy học khối học thuộc khối khiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo, xây dựng qui trình dạy học khối KTGDĐC phù hợp với đặc thù nghệ thuật, Xây dựng chuẩn đầu ra, phát triển chương trình đào tạo khối học thuộc khối khiến thức giáo dục đại cương nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để tạo ra những sản phẩm tốt, có chất lượng thực sự đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình, múa, nhiếp ảnh cũng như việc bảo tồn và phát triển một số ngành nghệ thuật truyền thống như tuồng, chéo, cải lương…

Chương 3, luận án đã đưa ra định hướng quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong các đại học nghệ thuật

Từ thực tế và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong các đại học nghệ thuật, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong các trường đại học nghệ thuật

Tác giả đã dùng hệ số tương quan R. Spearman để phân tích khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp mà tác giả đưa ra. Với hệ số tương quan R = 0.89 cho phép kết luận mối tương quan trên là tương quan thuận. Có nghĩa là mức độ cấp thiết và tính khả thi phù hợp nhau. Hệ số tương quan R= 0.89 (gần với 1) cho phép ta khẳng định sự tương quan giữa các biện pháp là tương quan chặt chẽ.

Sau khảo nghiệm tác giả cũng đã tổ chức thực nghiệm một biện pháp trong số 7 biện pháp được nêu. Quá trình thực nghiệm được tổ chức với các lớp sinh viên có đặc điểm đầu vào từ khi tuyển sinh và được đào tạo trong thời gian tại trường là khá giống nhau và đã cho kết quả khả quan. Điều này chứng tỏ giải pháp mà tác giả đưa ra phần nào đã có tác động tốt đến người dạy và người học làm kết quả dạy học thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Teaching management of general education knowledge sector at Arts universities in the direction of quality assurance. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)