- Các mô hình hoạt động của JDBC
2. Mô hình Three-Tier:
7.5 Lập trình trên các đối tượng RecordSet
Như một số ví dụ trên, chúng ta đã làm quen với đối tượng Recordset. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các phương thức, thuộc tính của đối tượng Recordset.
* Các phương thức của đối tượng Recordset:
PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI
AddNew Tạo một bản ghi mới
Cancel Hủy bỏ thao tác đang thực thi CancelBatch Hủy bỏ các cập nhật bị treo
CancelUpdate Hủy bỏ các thay đổi với bản ghi hiện hành Clone Tạo một bản sao của đối tượng Recordset
Close Đóng đối tượng Recordset và các đối tượng liên quan CompareBookmarks So sánh 2 chổ đánh dấu
Delete Xóa bản ghi hay một tập bản ghi hiện hành Find Tìm một bản ghi thỏa điều kiện
GetRows Lấy nhiều bản ghi đưa vào một mảng GetString Trả recordset về dưới dạng một chuổi Move Di chuyển vị trí của bản ghi hiện hành
MoveFirst Đưa vị trí của bản ghi hiện hành đến bản ghi đầu tiên trong Recordset MoveLast Đưa vị trí của bản ghi hiện hành đến bản ghi cuối cùng trong Recordset MoveNext Đưa vị trí của bản ghi hiện hành đến bản ghi tiếp theo trong Recordset MovePrevious Đưa vị trí của bản ghi hiện hành đến bản ghi trước đó trong Recordset NextRecordset Xóa đối tượng recordset hiện hành và trả về đối tượng recordset kế tiếp
Open Mở một Recordset
Requery Cập nhật lại dữ liệu bằng cách thực thi lại câu truy vấn ban đầu Resync Refresh lại dữ liệu trong đối tượng Recordset hiện hành
Save Lưu recordset xuống file Seek Tìm chỉ mục của Recordset
Supports Xác định xem đối tượng recordset có hổ trợ chức năng gì đặc biệt
Update Lưu các thay đổi
* Các thuộc tính của đối tượng Recordset:
THUỘC TÍNH DIỄN GIẢI
BOF Trả về giá trị là TRUE nếu vị trí bản ghi hiện thời nằm phía trước bản ghi đầu tiên, ngược lại là FALSE
EOF Trả về giá trị là TRUE nếu vị trí bản ghi hiện thời nằm phía sau bản ghi cuối cùng, ngược lại là FALSE
RecordCount Trả về số bản ghi trong Recordset
Sort Sẵp xếp
Để thấy rõ hơn lợi ích và tính khả thi của đối tượng Recordset trong các thao tác dữ liệu, chúng ta hãy xem xét cách thức kết nối và thao tác trên cơ sở dữ liệu SQL Server.
Trong thực tế, người ta ít khi thực hiện việc kết nối trực tiếp qua đối tượng Recordset mà thường thông qua một đối tượng kết nối cơ sở dữ liệu gọi là đối tượng Connection nhằm tăng tính linh động và hiệu quả cho ứng dụng cũng như Website. Chuỗi kết nối OLE DB của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server được cung cấp như sau:
“Data Source = tên_server; Initial Catalog = tên_cơ_sở_dữ_liệu; User ID = tên_sử_dụng; Password = mật_khẩu”
Ví dụ sau sẽ dùng đối tượng Connection kết nối dữ liệu, dùng đối tượng Recordset hiển thị thông tin nhân viên:
<% Dim Conn Dim rs
Set Conn = server.CreateObject(“ADODB.Connection”) Conn.Open “DSN = QLNV”
Dim sqlText
sqlText = “SELECT * FROM NHANVIEN” Set rs = Conn.Execute(sqlText)
While Not rs.EOF
Response.Write(rs(“HotenNV”) & “ – “) Response.Write(rs(“NgaySinh”) & “ – “) Response.Write(rs(“Luong”) & “<br> “) rs.MoveNext
Set rs = nothing Conn.Close %>
BÀI TẬP THỰC HÀNH