1 3.4 Bộ tăng áp VGT (Variable Geometry Turbo)
3.2.2. Một số hiện tượng hư hỏng hay gặp phải và biện pháp khắc phục chúng
chúng.
*Động cơ khó tăng tốc, tụt công suất hoặc tiêu hao nhiên liệu lớn
Nguyên nhân:
Áp suất tăng áp quá thấp.
Tắc hệ thống nạp khí.
Rò rỉ trong hệ thống nạp khí.
Tắc hệ thống thải.
Rò rỉ trong hệ thống thải.
Sai lệch điều kiện vận hành của turbin-máy nén. Khắc phục:
Dùng đồng hồ đo áp suất khí tăng áp. Nếu áp suất tăng áp không đạt giá trị yêu cầu thì chuyển sang thực hiện các bước
tiếp theo. Giá trị áp suất tăng áp tùy thuộc vào từng loại động cơ.
Kiểm tra hệ thống nạp khí: Kiểm tra lọc khí, hiện tượng lọt khí giữa các bích nối của đường nạp vào máy nén hoặc giữa máy nén với động cơ, sự đóng cặn trên đường nạp,...
Kiểm tra hệ thống thải: Sự lọt khí qua bích nối giữa động cơ và đường thải, giữa đường thải với turbin hoặc với bình ổn áp (nếu có)... kiểm tra hiện tượng tắc đường ống thải.
Kiểm tra sự quay của cánh máy nén: Nếu cánh máy nén không quay hoặc khó quay thì tháo cụm turbin-maý nénvà kiểm tra độ rơ dọc trục cũng như khe hở hướng kính của bánh cánh máy nén.
Quá trình đo được tiến hành đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo. Nếu giá trị đo được không đảm bảo chỉ định thì phải thay thế cụm turbin-máy nén.
* Có tiếng ồn bất thường
Nguyên nhân:
Có hiện tượng của các chi tiết lắp ghép với cụm turbin-máy nén hoặc với bản thân nó.
Ống xả bị rò hoặc rung động.
Sai lệch điều kiện vận hành của turbin-máy nén. Khắc phục:
Kiểm tra các bulông ghép của cụm turbin-máy nén, nhất là các bulông. Xem chúng có bị lỏng, lắp đặt không đúng hay bị biến dạng không, từ đó có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.
Kiểm tra các bích nối của hệ thống nạp, thải với động cơ cũng như với cụm turbin-máy nén. Siết chặt lại bulông hoặc thay thế tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Kiểm tra sự biến dạng của ống xả.
Kiểm tra các khe hở dọc trục và hướng tâm của bánh cánh máy nén, kiểm tra trục turbin máy nén cũng như các ổ đỡ.
Kiểm tra có vật lạ rơi vào hệ thống không.
* Tiêu hao dầu lớn và khói xanh
Nguyên nhân:
Do hư hỏng các đầu nối với cụm turbin-máy nén hoặc do mòn bạc lắp trên trục cụm turbin-máy nén.
Khắc phục:
Kiểm tra sự lọt dầu của hệ thống thải: Tháo ống nối đầu vào của turbin xem có sự tích tụ của muội than trên cánh turbin. Sự tích tụ muội than ở đây là do cháy dầu sinh ra.
Kiểm tra sự lọt dầu của hệ thống nạp: Kiểm tra các khe hở dọc trục và khe hở hướng kính của bánh cánh máy nén, kiểm tra sự có mặt của dầu bôi trơn trong ống hút của máy nén.
KẾT LUẬN
Sau thời gian làm đồ án với đề tài hệ thống turbo tăng áp trên động cơ, đến nay đồ án của em cơ bản đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức lý thuyết của em được nâng cao hơn. Em đã hiểu được công nghệ để phát triển một chiếc động cơ có turbo tăng áp. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến lên chiếc oto của chúng ta. Qua đó em sẽ chăm chỉ nghiên cứu cũng như trau dồi các kiến thức về chuyên ngành để tìm ra được những công nghệ, những giải pháp tốt nhất cho ngành oto của chúng ta.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công nghệ ô tô trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy Phạm Minh Hiếu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian cũng như kiến thức của em còn hạn chế,thiếu kinh nghiệm thực tế nên đồ án của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong thầy cô và bạn đọc góp ý để đồ án chuyên ngành em được hoàn thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Nghĩa, Lê Anh Tuấn. “Tăng áp động cơ đốt trong”. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
[2]. Nguyễn Phước Hoàng, Phạm Đức Nhuận, Nguyễn Thạch Tân, Đinh Ngọc Ái, Đặng Huy Chí. “Thủy lực và máy thủy lực”. Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.
[3].Tài liệu động cơ R 2.2 CRDI.