PHẢN ÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 28 - 30)

1. Khó khăn:

1.1. Về cơ cấu:

Những điểm yếu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng loạt vấn đề đã bộc lộ rất rõ. Phần lớn hàng xuất khẩu đều ở dạng thô và sơ chế; hàng công nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, tỷ lệ gia công rất cao…nhất là hàng may mặc và giày dép; tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã kém, giá đầu vào cao, chi phí cho xuất khẩu rất lớn ở khâu thu gom hàng hóa và vận tải, tiêu cực phí ở các khâu vận tải và thủ tục hải quan, thuế…

Trong khi đó, các mặt hang nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép… ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật. Mặc dù Việt Nam có thị trường rộng lớn nhưng nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn. Còn xuất siêu cảu Việt Nam lại chủ yếu ở thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn.

1.2. Về giá cả :

Nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường về kinh tế, chính trị, tài chính tiền tệ và giá cả. Giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, tác động đến thị trường trong nước, nhất là giá dầu thô đang có chiều hướng tăng cao do sự lo ngại các vấn đề lọc dầu tại Mỹ, cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu dầu từ Trung Quốc và việc cắt giảm nguồn dầu thô đến các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á, Ảrập.

Giá lương thực, thực phẩm chịu ảnh hưởng bơi việc điều chỉnh giá xăng, dầu; giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng…

Tỷ giá USD, giá vàng tăng cao, ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu và hàng tiêu dùng nội địa.

1.3. Về phía các doanh nghiệp :

Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng độ minh bạch chính sách hơn, giảm bảo hộ doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp này như các cổ đông khác. Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Một vài thị trường Xuất Khẩu đã dựng lên một vài rào cản kỹ thuật kiểm soát chặt chẽ hàng hóa Xuất Khẩu vào quốc gia. Việc thích nghi với tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi Doanh Nghiệp sự đầu tư bổ sung. Ngoài ra, người ta đã cho biết rằng có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường một số quốc gia Đông Âu. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra là không rõ ràng, làm việc theo cảm tính, có dấu hiệu tham nhũng. Điều này làm phát sinh thêm thời gian và chi phí giao dịch cho các Doanh Nghiệp.

Sự cạnh tranh của các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu cùng mặt hàng của Việt Nam và cũng như của các quốc gia trong khu vực.

Việc Việt Nam gia nhập WTO muộn hơn các quốc gia khác là một bất lợi lớn trong quan hệ với các khách hàng và chính quyền các quốc gia Xuất Khẩu.

Các rào cản thương mại dần dỡ bỏ, thuế đánh vào các sản phẩm Nhập Khẩu giảm nên làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Trong thời gian qua giá nguyên vật liệu liên tục tăng. Một số loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải Nhập Khẩu, phụ thuộc sự biến động giá cả của thị trường thế giới.

Do giá dầu tăng nên chi phí vận tải gia tăng, đặc biệt cước phí vận chuyển hàng Xuất Khẩu bằng đường biển tăng mạnh.

Mặc dù thủ tục hành chính có liên quan đến Xuất Nhập Khẩu đã được cải thiện theo hướng đơn giản hơn nhiều, các Doanh Nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và những chi phí khi sử dụng các dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 28 - 30)