Hoàn thiện lại hệ thống mục tiêu cho công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY TNHH TM và vận tải BÌNH MINH (Trang 29)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2 Hoàn thiện lại hệ thống mục tiêu cho công ty

2.2.2.1 Mục tiêu dài hạn

Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ chủ chốt của Công ty đã nghiên cứu phân tích và đánh giá sát thực tế, đồng thời căn cứ trên các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2006 - 2009, hình thành nên các mục tiêu chính của giai đoạn mới. Chính vì vậy, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoạn giai đoạn 2010-2020 có sự chuyển biến rõ rệt cả về tính chất và phương hướng hoạt động. Nhưng về cơ bản vẫn kế thừa và phát huy được các chiến lược cũ giai đoạn 2006-2009.

Công ty xác định ba mục tiêu chiến lược kinh doanh quan trọng mới mà công ty cần đạt được trong 5 năm 2010-2015. Đó là:

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của công ty. + Tăng mức lợi nhuận.

+ Tăng thị phần trong tỉnh và bắt đầu xâm nhập thị trường Bắc Trung bộ.

2.2.2.2 Mục tiêu ngắn hạn

Nhiệm vụ chiến lược đầu tiên mà công ty cần thực hiện là tiếp thu hoàn thiện công nghệ để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng năng suất hoạt động của máy móc.

- Nhiệm vụ chiến lược thứ hai là nghiên cứu các loại sản phẩm mới của HyunDai có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, làn tăng tính đa dạng của sản phẩm.

- Nhiệm vụ chiến lược thứ ba là nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhu cầu mới của thị trường để có hướng đầu tư mới.

- Nhiệm vụ chiến lược thứ tư là nâng cao công tác lập kế hoạch sản xuất, dự báo chính xác nhu cầu thị trường để xác lập nên các phương án kinh doanh tốt nhất, tránh hiện tượng các sản phẩm có cầu cao thì thiếu, hoặc đáp ứng không đủ, các sản phẩm có cầu thấp thì nhiều gây hiện tượng ứ đọng, không tiêu thụ được.

- Nhiệm vụ chiến lược thứ năm là nâng cao tay nghề công nhân viên, đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình sản xuất bằng công nghệ mới, trang thiết bị mới, hướng tới tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc, chất lượng.

Nhiệm vụ chiến lược thứ sáu là hoàn thiện các chính sách về giá, các chính sách về thanh toán, ...

Nhiệm vụ chiến lược thứ bảy là triển khai thăm dò và nghiên cứu các vùng thị trường mới.

- Nhiệm vụ chiến lược thứ chín là hoàn thiện các chính sách quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mới.

2.2.3 Mội số giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanhở công ty ở công ty

2.2.3.1 Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường nâng cao nănglực công ty trong hoạt động giới thiệu hình ảnh và thương hiệu lực công ty trong hoạt động giới thiệu hình ảnh và thương hiệu

Thị trường ô tô Nghệ An trong những năm gần đây là rất lớn chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường và chọn hướng đi phù hơp sẽ giúp cho công ty phát triển rất nhanh và đem lại doanh số và lợi nhuân lớn. Các đối thủ cạnh tranh đã và đang làm tât cả nhửng gì có thể để có thế chiếm lỉnh được thị trường và phát triển nên công ty phải có những chương trình dịch vụ và phương pháp tiếp cận vơí mọi đối tượng khách hàng.

Trước hết công ty phải chú trọng đến phòng dịch vụ. vì đây là cầu nối tới khách háng đã và đang có ý định mua xe. với phương châm :” Số 1 về chất lượng”.

Có rất nhiều dự án xây dựng và có nhiều công ty đang đầu tư vào thành phố Vinh đặc biệt là thời gian gần đây nên nhu cầu về xe là rất lớn từ xe nhỏ sang trọng tới những dòng xe tải và du lịch nên công ty phải tập trung vào nhóm thị trường này sẽ tiêu thụ được rất nhiều và nâng cao được thương hiệu và hình ảnh công ty.

Trên cơ sở uy tín và sự phát triển mạnh mẻ công ty tập trung vào khai thác và phân chia các phân đoạn thị trường phù hợp, bên cạnh đó nhu cầu thị trường ở nghệ An bây giờ đang tiêu thụ rất mạnh những dòng xe 4 chổ và 7 chổ với giá cả trung bình nên tập trung vào phân khúc sản phẩm này

2.2.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo tại công ty với tất cả các bộ phận cán bộ công nhân viên..

Khuyến khích việc học hỏi những kinh ngiệm giữa những người có kiến thức và trình độ cao cho những người yếu hơn.

Có chiến lược và việc bố trí những người có khả năng để tuyển chọn, tuyển mộ vào công ty để đảm bảo cân băng giữa công việc và nhân viên mới có trình độ và khả năng phát triển trong trương lai.

2.2.3.3 Xây dựng hệ thống thông tin

Tổ chức và vận hành hệ thống xử lý số liệu nội bộ trên cơ sở đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu toàn công ty.

Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin toàn công ty. Đầu tư phát triển website nhằm quảng bá sản phẩm cũng như về các chính sách , hình ảnh của công ty

2.2.3.4 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

- Bản thân lảnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp

- Xây dựng lại mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho thành viên doanh nghiệp

- Việc đánh giá và thưởng phạt phù hợp, phụ thuộc vào tính chất công việc, mục tiêu nhiêm vụ của công ty, đánh giá và thưởng phạt phân minh. Tạo khung khen thửong công bằng để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

- Xây dựng những hình tượng trong công ty, nhất là phòng kinh doanh. - Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Tăng cường đầu tư vật chất cho văn hóa doanh nghiệp.

2.2.3.5 Xây dựng các mục tiêu chiến lược

- Xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Công ty trong và ngoài tỉnh. - Tăng cường sức mạnh và hiệu quả từ sự tập trung và hợp tác trong ngành, ngoài ngành và hợp tác quốc tế.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu khoa học kỹ thuật.

- ổn định đảm bảo thu nhập cho người lao động đồng thời tiếp tục thực hiện việc tổ chức cơ cấu lực lượng lao động, thuyên giảm lao động quản lý, nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ.

2.2.3.6. Xây dựng các chiến lược bộ phận

a. Chiến lược thị trường

Với chiến lược thị trường Công ty chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng Công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào?

- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Qua phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm ta nhận thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ,các loại xe. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa, quá trình đô thị hóa được thúc đẩy nhanh... nhu cầu tiêu dùng vật chất của đại bộ phận dân chúng ngày càng cao.. Trong trường hợp khi thị trường bão hòa hoặc các đối thủ cạnh tranh trong nước lớn mạnh thì với chất lượng sản phẩm không đổi, mẫu mã cũ, phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng vẫn chỉ là những biện pháp truyền thống: không để ý đến nhu cầu khách hàng như thế nào? không biết về phản ứng sau tiêu dùng của khách hàng và họ có kiến nghị gì về chất lượng, về điều kiện sử dụng thì khi đó khách hàng sẽ không tiêu dùng sản phẩm , dịch vụ của Công ty nữa. Vì vậy, Công ty đã đề ra biện pháp là:

+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng của những kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng.

- Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng để làm tiền đề cho việc tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, biết được họ muốn gì để nghiên cứu giải quyết thỏa mãn những mong muốn đó.

b. Chiến lược cạnh tranh

Công ty đã có những ưu thế nhất định về lợi thế cạnh tranh với những vị trí hiện đang chiếm giữ trên thị trường đặc biệt là thị trường ở thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An.

Lợi thế cạnh tranh của Công ty chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tương đối đạt yêu cầu đối với đại bộ phận khách hàng

Công ty áp dụng các chiến lược cạnh tranh: * Chiến lược khác biệt hóa

- Thị trường trong Tỉnh: Công ty xây dựng chiến lược khác biệt hóa đối với thị phận của những người có thu nhập cao. Chiến lược này quan tâm đặc biêt vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và kiến tạo sự độc đáo đặc biệt về mẫu mã ở các sản phẩm trang trí .

+ Tâm lý ưa chuộng sản phẩm chất lượng

+ Tâm lý tiêu dùng sản phẩm độc đáo có những tính năng đặc biệt về khả năng sử dụng và mẫu mã, khẳng định tính cá nhân.

Để thực hiện chiến lược này Công ty phải:

+ Tập trung cho đầu vào các dự án khoa học, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ áp dụng phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Khi sự khác biệt hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua các đơn đặt hàng thì biện pháp thực hiện là cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ sau bán hàng và các hình thức bảo hành sửa chữa...

* Chiến lược cạnh tranh bằng thời gian giao hàng

Với năng lực kinh doanh của Công ty, Công ty hoàn toàn có điều kiện mọi mặt về khả năng hoàn thành các đơn đặt hàng với thời gian giao hàng sớm. Đây là thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác:

* Chiến lược cạnh trang trong công ty

hàng các nhân viên phải cạnh tranh với nhau để bán hang và chia thành các ca làm việc khác nhau nhằm so sánh năng lực của nhân viên bán hang.

Khoán số lượng sản phẩm bán trong tháng, trong quý cho nhân viên c. Chính sách về thị trường

* Tăng cường mở rộng thị trường

Thị trường của mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu nhằm giữ vững củng cố thị trường truyền thống, phát hiện mở rộng thị trường mới là nhiệm vụ hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Để hoạt động này đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh Công ty thông qua việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng có trình độ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng các sản phẩm của mình.

Tăng cường tạo vốn

- Công ty có thể huy động vốn bằng nguồn vốn vay trả chậm của các tổ chức đơn vị kinh tế khác.

Công ty cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động để nguồn vốn đưa vào hoạt động hiệu quả hơn.

d. Giải pháp nguồn nhân lực

Để phục vụ cho chiến lược khác biệt hóa, chiến lược chi phí thấp và sự phát triển trong tương lai, Công ty cần quan tâm thích đáng đến công tác nhân sự kể cả đội ngũ quản lý lẫn thợ sửa chữa.

* Đối với công nhân viên cần:

- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nhằm cung cấp cho công nhân phương pháp làm việc khoa học, có tổ chức kỷ luật.

- Thực hiện các quyền bảo hộ lao động theo luật định

- Nâng cao trình độ năng lực, trình độ của công nhân viên nhằm đáp ứng đòi hỏi của khoa học kỹ thuật.

- Đảm bảo thời gian làm việc và mức lương ổn định. * Đối với cán bộ quản lý

Ngoài những yêu cầu chung, để làm việc có hiệu quả cao chần phải: - Tổ chức, bố trí cán bộ quản lý hợp với khả năng trình độ của mỗi người.

- Sắp xếp công việc rõ ràng, tránh chồng chéo trách nhiệm gây khó khăn khi thực hiện công việc.

- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Đặc biệt đối với cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược cần phải lựa chọn những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về Công ty và thị trường. Có kiến thức thực tế để đưa ra các chiến lược khả thi.

KẾT LUẬN

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với Công ty trên con đường hội nhập, nó sẽ giúp cho Công ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng những biến động của môi trường kinh doanh.

Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra.

Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần vào sự quyết tâm của tất cả cán bộ lao động trong Công ty.

Trong điều kiện hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót.

Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các thầy cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Lan Anh (2000) , Quản trị chiến lược – NXB Khoa học Kỹ thuật.

2.Phạm Công Đoàn (1991), Kinh tế Doanh nghiệp Thương mại - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3.Phạm Thị Thu Hương (2002) , Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu – NXB Khoa học Kỹ thuật

4.Nguyễn Ngọc Hiến (2003) , Quản trị Kinh doanh – NXB Lao động. 5.Phạm Vũ Luận (2001) , Quản trị Doanh nghiệp Thương mại - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6.Fred R.David (1995) , Khái luận về Quản trị chiến lược – NXB Thống kê.

7.Garry D.Smith (1994) , Chiến lược và sách lược kinh doanh – NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY TNHH TM và vận tải BÌNH MINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w