miền Bắc và miền Nam vào cuối năm 1964, đầu 1965, Đảng đó họp Hội nghị TW lần thứ 11 (3-1965) và hội nghị TW lần thứ 12 (12-1965) và đề ra chủ trương mới trong tình hình cả nước có chiến tranh.
Nội dung đường lối:
+ Đảng nhận định tình hình: Dù Mỹ có đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ và lôi keo thêm nhiều quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này nhưng so sánh lực lượng vẫn không có sự thay đổi lớn, quân dân ta vẫn kiên quyết đánh thắng chúng. Đảng khẳng định “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam yêu nước”.
+ Về tư tưởng chỉ đạo chiến lược : giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công, kiên quyết tấn công và tiếp tục tấn công.
+ Đảng đề ra phương châm chiến lược chung là: Đánh lâu dài, dựa vào sức mỡnh là chính; càng đánh càng mạnh, nhưng hết sức tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định. + Phương pháp đấu tranh ở miền Nam là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược, phải triệt để thực hiện 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận).
+ Đối với miền Bắc, Trung ương chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế nhằm đảm bảo tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà vẫn đảm bảo chi viện cho miền Nam đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
+ Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền: là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.
* ý nghĩa của đường lối: thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh Mỹ và thắng Mỹ, tiếp tục kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
b) Chuyển hướng xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Chuyển hướng xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Thực hiện theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, 12 năm 1965 của Trung ương Đảng, miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế nhằm tiếp tục xây dựng CNXH.
Miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Với khẩu hiệu “tất cả để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt", "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam ngày càng tăng thiếu một cân, quân không thiếu một người”, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam ngày càng tăng