Đánh giá chi phí vốn huy động:

Một phần của tài liệu 2 một số BIỆN PHÁP NHẰM GIA TĂNG NGUỒN vốn HUY ĐỘNG TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHI XUÂN – TỈNH hà TĨNH (Trang 31 - 33)

Trong thời gian qua, chính sách lãi suất ngân hàng nhà nước sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của các NHTM và các doanh nghiệp.

Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và uyển chuyển của NHNN. Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Nằm trong bối cảnh đó, NHNo huyện Nghi Xuân cũng không ngoại lệ, thời gian này, lãi suất huy động tiền gửi ở mức khá cao, dao động từ 11,5% đến 11,9%/năm. Ngân hàng chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng. Điều này là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính.

Từ ngày 26/11/2009, sau khi có thông tin về quyết định nâng mức lãi suất cơ bản lên 8%/năm của NHNN, Ngân hàng đã tiến hành áp dụng mức lãi suất mới đối với hầu hết các kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm VND và ngoại tệ. Theo đó, lãi suất tiết kiệm thông thường trả lãi cuối kỳ sẽ tăng từ 0,15%/năm đến

0,3%/năm. Mức tăng lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng, với mức tương đương là 9,7%/năm.

Thực tế, mặc dù đã liên tục điều chỉnh lãi suất, nhưng ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nên đã kiểm soát chặt hơn vốn đầu ra, nhằm đảm bảo tốt khả năng thanh khoản dịp cuối năm 2009. Vì trong bối cảnh áp lực các kênh đầu tư khác, đáng chú ý là giá vàng đang tăng mạnh, thì việc điều chỉnh thêm một chút lãi suất tiền gửi vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với nguồn tiền nhàn rỗi, hơn nữa, Ngân hàng phải tính toán và cân đối được chi phí đầu vào, đầu ra. Nếu giá thành vốn đầu vào gia tăng mạnh, thì sẽ gây áp lực chi phí cho Ngân hàng. Trần lãi suất cho vay được nâng lên 12%/năm, nhưng trong lúc này, Ngân hàng luôn cân nhắc kỹ khi cho vay, nhằm hạn chế rủi ro.

Sang năm 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của Ngân hàng là 13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007). Vào những tháng cuối năm, lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng gia tăng, cả lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Lãi suất huy động VND đã tăng vọt từ 11 - 11,5%/năm lên đến trên 14%/năm đối với một số kỳ hạn ngắn, đồng thời lãi suất cho vay VND cũng “leo thang” từ 13- 14%/năm lên tới 16 - 18%/năm tùy từng loại khoản vay.

Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN cuối năm 2010, lãi suất huy động và cho vay VND của Ngân hàng đã giảm dần với lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân VND chỉ còn

khoảng 2,5%/năm, thấp hơn so với mấy năm trước. Riêng lãi suất huy động và cho vay bằng USD đến tháng 12/2010 đã tăng khoảng 0,5%/năm so với cuối năm 2009, cụ thể, lãi suất huy động bình quân ở mức 4,08%/năm và lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,26%/năm.

Nhìn chung, chính sách lãi suất có sự biến động qua từng thời kỳ, sự biến động này là phù hợp với điều kiện thực tế, cân đối giữa tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 2 một số BIỆN PHÁP NHẰM GIA TĂNG NGUỒN vốn HUY ĐỘNG TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHI XUÂN – TỈNH hà TĨNH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w