Chọn khởi động từ cho bàn nguội: Pđm.K ≥ Pđm = 1,5 kW
IđmRN = Iđm = 1,27 A Tra bảng chọn contactor:
LC1E0610, Pđm.K = 2,2 (kW), IđmK = 6 A, rơle nhiệt LRD12, IđmRN = 6 A
Chọn khởi động từ cho máy quấn dây: Pđm.K ≥ Pđm = 0,5 kW
IđmRN = Iđm = 1,27 A Tra bảng chọn contactor:
LC1E0610, Pđm.K = 2,2 (kW), IđmK = 6 A, rơle nhiệt LRD12, IđmRN = 6 A
Chọn khởi động từ cho bàn thí nghiệm: Pđm.K ≥ Pđm = 15 kW
IđmRN = Iđm = 37,98 A Tra bảng chọn contactor:
LC1E3810, Pđm.K = 18,5 (kW), IđmK = 38 A, rơle nhiệt LRD350, IđmRN = 38 A
Chọn khởi động từ cho bể tẩm có đốt nóng: Pđm.K ≥ Pđm = 4 kW
IđmRN = Iđm = 10,13 A Tra bảng chọn contactor:
LC1E1210, Pđm.K = 5,5 (kW), IđmK = 12 A, rơle nhiệt LRD21, IđmRN = 18 A
Chọn khởi động từ cho tủ sấy: Pđm.K ≥ Pđm = 4 kW
IđmRN = Iđm = 2,15 A Tra bảng chọn contactor:
LC1E0910, Pđm.K = 4 (kW), IđmK = 9 A, rơle nhiệt LRD14, IđmRN = 9 A
Chọn khởi động từ kép cho khoan bàn: Pđm.K ≥ Pđm = 0,6 kW
Tra bảng chọn 2 contactor:
LC1E0610, Pđm.K = 2,2 (kW), IđmK = 6 A, rơle nhiệt LRD12, IđmRN = 6 A, khóa liên động UN-ML21(cx).
Chương V: Thiết kế chi tiết trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV cấp điện cho phân xưởng.
I. Thiết kế trạm biến áp:
1. Giới thiệu
Trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác, nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện, tùy theo điều kiện của việc cung cấp mà đặt máy biến áp sao cho phù hợp.
A. Theo nhiệm vụ phân thành hai loại:
- Trạm biến áp trung gian hay còn gọi là trạm biến áp chính:
Trạm này nhận điện từ hệ thống có điện áp 35 ÷ 22kV biến đổi thành cấp điện áp 10 kV, 6 kV hay 0,4 kV.
- Trạm biến áp phân xưởng:
Trạm này nhận điện từ trạm biến áp trung gian biến đổi thành các cấp điện áp thích hợp phục vụ cho tải các phân xưởng, xí nghiệp, nhà cao tầng, … .Phía sơ cấp thường là 10 kV, 6 kV, 15kV, 35kV. Còn phía thứ cấp có các loại điện áp 220/127V ; 380/220V ; 660 V.
B. Về phương diện cấu trúc chia làm nhiều kiểu: - Trạm biến áp trong nhà
- Trạm biến áp ngoài trời
2. Trạm biến áp và dung lượng trạm biến áp
Khi chọn vị trí và số lượng MBA trong xí nghiệp chúng ta cần phải so sánh kinh tế, kĩ thuật. Nhìn chung, vị trí của trạm biến áp phải thỏa mãn các yêu cầu chính sau đây:
An toàn liên tục cấp điện
Vốn đầu tư bé nhất
Ít tiêu tốn kim loại màu nhất
Các khí cụ và thiết bị phải tương đồng với nhau …
Dung lượng của máy biến áp trong một xí nghiệp nên đồng nhất ít chủng loại để giảm số lượng và dung lượng máy biến áp dự phòng.
Sơ đồ nối dây của trạm nên đơn giản, chú ý đến sự phát triển của phụ tải sau này. Dung lượng của MBA được chọn theo điều kiện sau: SđmBA ≥ Sttpt.
Trong đó: SđmBA: là công suất định mức của MBA mà ta chọn. Sttpx: là công suất tính toán phụ tải toàn phân xưởng.
Khi thiết kế trạm biến áp ta cần xác định số lượng và công suất máy biến áp trong một trạm, chúng ta cần chú ý đến mức độ tập trung hay phân tán của tòa nhà và tính chất quan trọng của phụ tải của tòa nhà và tính chất quan trọng của phụ tải về phương diện cung cấp điện. Chúng ta cần phải tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật ngay khi xác định các phương án cung cấp điện.
Số lượng và công suất máy biến áp được xác định theo các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật sau:
- Trạm biến áp phải an toàn, liên tục cung cấp điện, tổn hao thấp - Vốn đầu tư thấp
- Chi phí vận hành hàng năm thấp Ngoài ra cần lưu ý đến việc:
- Tiêu tốn ít kim loại màu
- Các thiết bị khí cụ phải được nhập dễ dàng …
II. Chọn số lượng máy biến áp và dung lượng máy biến áp:
Để xác định dung lượng máy biến áp thì người ta căn cứ vào phụ tải của toàn công trình, công suất của trạm được xác định như sau:
SđmMBA ≥ Stt
Dựa vào kết quả tính toán ở Chương I ta có các thông số sau: Sttpx= 334,62 kVA
Dòng điện tính toán của toàn phân xưởng là: Ittpx = 482,98 A
Với Sttpx = 334,62 (kVA) và phần lựa chọn dung lượng và số lượng máy biến áp ở chương II nên ta chọn một máy biến áp do ABB sản xuất 400 kVA có các thông số kỹ thuật sau: (PLII.2 sách thiết kế cấp điện – Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm,trang 258)
Công suất(kVA) Điện áp(kV) ΔP0,w ΔPN,w UN,% Kích thước,mm(dài- rộng-cao) Trọng lượng(kg) 400 22/0,4 840 5750 4 1620-1055- 1500 1440 Với các thông số trên ta kiểm tra các tổn thất của MBA
Tổn thất công suất phản kháng lúc ngắn mạch:
Tổn hao không tải: ΔP0 = 840 W = 0,84 kW Tổn hao ngắn mạch: ΔPN = 5,75 kW
Điện áp ngắn mạch: UN% = 4 Dòng điện không tải I0% = 2%
III. Chọn máy phát dự phòng:
Phân xưởng xí nghiệp đang xét thuộc hộ tiêu thụ loại 2, gồm có những phụ tải quan trọng như các lò điện, bể điện phân …khi ngừng cung cấp điện sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, hư hỏng sản phẩm vì vậy để đảm bảo việc cấp điện một cách liên tục trong những trường hợp sự cố thì cần phải trang bị máy phát điện dự phòng. Việc lựa
chọn đúng đắn công suất là công việc quan trọng để trang bị máy phát điện cho công trình. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chọn lựa thường như sau:
- Nếu chọn công suất quá thấp sẽ dẫn đến máy phát điện không đủ công suất cần thiết, bị quá tải, giảm tuổi thọ và hỏng các phụ tải điện.
- Nếu chọn công suất quá cao sẽ dẫn đến đầu tư vốn cao không cần thiết, máy phát điện chạy thường xuyên non tải cũng làm tăng tiêu hao nhiên liệu và giảm tuổi thọ.
- Đối với xí nghiệp ta chọn máy phát điện dự phòng 3 pha.