1. Đánh giá chấtlượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tà
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu
Di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) được xác định là bộ phận quan trọng cấp thành môi trường sống của con người. Di sản văn hóa là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh), sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự đầu tư không đúng mức, sự khai thác không có sự kiểm soát chặt chẽ và cuối cùng là việc tôn tạo, bảo tồn, trùng tu, tổ chức bảo quản, tu bổ, phục hồi tôn tạo di tích là một công việc quan trọng đối với tất cả các di tích. Công tác này nhằm phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ các di tich trước sự tác động của môi trường tự nhiên và trước những hoạt động của con người, giúp cho các di tích đảm bảo tính nguyên gốc và nhiều mặt như: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu kỹ thuật truyền thống…để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích một cách tốt nhất.
Di tích lịch sử-văn hóa Yên Tử là một trong những di tích hiện nay còn bảo lưu những giá trị văn hóa khổng lồ và vô giá của quốc gia dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, với vai trò, tầm quan trọng và những giá trị ưu việt còn sót lại của khu di tích Yên Tử, nhằm giữ gìn những tài sản của ông cha ta đã tạo dựng hàng trăm năm mới có được như ngày hôm nay và để những di sản đó còn mãi với thời gian đòi hỏi phải có những giải pháp giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo hợp lý, đúng đắn… đó là:
Cần nhận thức rõ và đúng vai trò của công tác bảo tồn, tôn tạo. tiếp tục bảo tồn, tôn tạo các di tích còn sót lại theo đúng chính sách pháp luật
sản văn hóa vật thể và đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn và phát huy các giái trị văn hóa phi vật thể vốn đang còn hạn chế ở Yên Tử.
Ưu tiên hàng đầu là công tác bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di tích (giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và những chức năng tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống và công năng mới về phát triển du lịhc ở Yên Tử)
Áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữu lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di tích cho thể hệ tiếp theo.
Việc bảo tồn trùng tu lại di tích phải đảm bảo duy trì được những chức năng truyền thống của di tích là khu di tích tôn giáo linh thiêng, nơi diễn ra lễ hội xuân truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
Trong việc thực hiện những giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cần thực hiện những nguyên tác sau:
- Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ nhất là những di sản văn hóa vật thể đang bị xuống cấp và hư hỏng trong khu di tích đểđảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài.
- Khi tôn tạo các di tích cần đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích với cảnh quan xung quanh, nhằm tạo điều kiện nổi bật các giá trị của di tích và cảnh quan di tích với mục đích đáp ứng cho việc khai thác di tích được thuận lợi.
- Khi tiến hành phục hồi di tích phải dựa trên những cứ liệu: Thám sát khảo cổ học, bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích, tư liệu các di tích cùng thời, ảnh chụp di tích
Cần tăng cường công tắc nghiên cứu, sưu tầm các giá trị của di tích nhằm phát hiện cũng như việc bảo vệ và phát triển di tích một cách tốt hơn.
Bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa phi vật thể: Lập hồ sơ khoa học các di tích, nhà trưng bày về Thiền Phái Trúc Lâm và Phật Giáo Việt Nam; Bảo tồn,
tôn vinh các giá trị văn hóa lễ hội Yên Tử, các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; phục dựng các sinh hoạt văn hóa dân tộc của cư dân trong khu vực Yên Tử như các hoạt động văn hóa thể thao, chữa bệnh cổ truyền, các trò chơi dân gian mang đậm sắc thái riêng của cộng đồng dân tộc núi rừng Yên Tử.