6) Bố cục của đề tài
2.2.3. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm
71
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng a) Hệ thống giao thông
UBND thành phố Hải Phòng đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục – huyện Vĩnh Bảo với 2 làn đường, chiều dài toàn tuyến gần 7.700m, mặt đường rộng 11m. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách thập phương đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tuyến đường từ Quốc lộ37 đi vào Khu di tích do UBND huyện Vĩnh Bảo làm chủ đầu tư với quy mô xây dựng làm mới đoạn đường từ Quốc lộ 37 đến ngã ba đầu đường đôi hiện có trước cổng tam quan Khu di tích với chiều dài 1.960m, chiều rộng mặt đường ngang 45.0m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Xây dựng cầu qua sông Chanh Dương, gồm 2 đơn nguyên cách nhanh 4.0m,
mỗi đơn nguyên có chiều dàu 34.1m, chiều rộng 15m, kết cấu bản bê tông cốt thép chịu lực. Ngoài ra còn xây dựng các công trình như hệ thống thoát nước mặt đường, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, an toàn giao thông, cây xanh. Công trình nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, tham quan của du khách, khai thác tiềm năng du lịch của huyện Vĩnh Bảo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa tinh thần của Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
b) Hệ thống điện, nước
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hợp đồng mua bán điện với điện lực huyện Vĩnh Bảo. Toàn bộ Khu di tích đã có hệ thống điện cao áp chiếu sáng và hệ thống đèn điện trang trí phục vụcác hoạt động của Khu di tích và tham quan của du khách
Hệ thống nước sạch: Nước sạch tại Khu di tích do công ty TNHH Thành An huyện Vĩnh Bảo cung cấp
72 Hệ thống nước bề mặt được chảy vào hệ thống cống rãnh trong Khu di tích và chảy ra hệ thống mương của cánh đồng thôn xã Lý Học ( chủ yếu là nước mặt ).
c) Hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí hệ thống các biển chỉ dẫn đối với từng khu vực chức năng, khu vực vệ sinh, bao gồm:
3 biển chỉ dẫn tiếp cận điểm du lịch đặt tại các khu vực chân cầu Nhân Mục thuộc thị trấn Vĩnh Bảo, khu vực cầu Lạng Am theo tuyến đường mới, khu vực đầu cầu Lạng Am cũ
d) Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin được đăng tải trên trang website của Ban quản lý của Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có bố trí viên chức trực tiếp nhận các công đức kết hợp tiếp nhận thông tin phản hồi của nhân dân và du khách thập phương. Ngoài giờ hành chính, Ban quản lý giao cho đội bảo vệ có trách nhiệm trực và tiếp nhận thông tin từdu khách.
e) Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội
Ban quản lý di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí lực lượng bảo vệ trực 24/24 giờ tại các điểm, với số lượng 7 bảo vệ trực tại các chốt từ đương đi vào Khu di tích, quanh khu vực di tích như đền thờ chính, đền thờ Song thân Phụ mẫu, Am Bạch Vân, quảng trường,... đảm bảo an ninh, an toàn cho Khu di tích.
f) Công tác vệ sinh môi trường
Ban quản lý di tích bố trí 8 nhân viên trong tổ vệ sinh mỗi trường, chăm sóc cây cảnh có nhiệm vụ đảm bảo công tác vệ sinh toàn khu di tích, chăm sóc cây cảnh xanh, đảm bảo vệ sinh tuyến đường mới đi vào Khu di tích.
Phương án thu gom xử lý rác thải được Ban quản lý chú trọng, quan tâm: rác thải được tổ vệ sinh môi trường quét dọn, thu gom chở về bãi rác tập trung của xã Lý Học để xử lý và phân loại.
73
g) Nhà Vệ sinh công cộng
Khu vực vệ sinh có diện tích 97.7m2 , được bốtrí trong khuôn viên Khu di tích gồm 1 nhà vệsinh nam và 1 nhà vệ sinh nữ sạch sẽ với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ khách du lịch. Có biển chỉ dẫn khu vực vệ sinh, hệ thống điện chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống thoát nước đảm bảo yêu cầu, bốtrí người dọn vệ sinh hàng ngày. Nước thải khu vệ sinh được xử lý qua các bể lắng và chảy ra mương của thôn 5 xã Lý Học.
h) Công tác phòng chống cháy nổ
Có hệ thống phòng chữa cháy đảm bảo theo quy định, có trang bị phương tiện chữa cháy đảm bảo theo quy định, có trang bị phương tiện chữa cháy và bố trí các bình cứu hỏa ở các khu vực: Đền chính, đền thờ Song thân Phụ mẫu, nhà trưng bày, nhà sắp lễ, Am Bạch Vân, khu nhà làm việc.
Tổng sốbình phòng cháy chữa cháy: 30 bình đạt tiêu chuẩn
2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đối với dịch vụăn uống: Có nhà hàng Hương Sơn Quán cách Khu di tích 7km có sức chứa khoảng 300 khách với không gian thoáng đãng và đồ ăn đạt tiêu chuẩn về VSAT thực phẩm
Đối với dịch vụ lưu trú: Xung quanh khu di tích Đền trạng chỉ có những nhà nghỉ và nhà trọ bình dân dành cho khách du lịch và không có một cơ sở phục vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng nhìn chung vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi ngắn ngày.
2.2.3.3. Nguồn nhân lực
Số lượng cán bộ nhân viên là 7 viên chức
Trình độ chuyên môn: 6 người trình độ Đại học, 1 người trình độ Trung cấp Công An
74 Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện có 3 hướng dẫn viên tại điểm, được đào tạo chính quy với chuyên ngành Bảo tồn – bảo tàng, văn hóa du lịch và được tập huấn nghiệp vụhướng dẫn du lịch.
2.2.3.4. Thị trường khách và nhu cầu a) Thị trường khách
Khách đến tham quan thường là công chức, học sinh, sinh viên, khách hành hương với mục đích cầu may, thi cử... Khách du lịch nội địa thường tập trung đi theo mùa, đông nhất là tháng Giêng, hội xuân và các dịp nghỉlễ 30 - 4, 1-5, dịp hè từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch. Khách quốc tế đến rải rác trong năm, không theo mùa vụ nhất định.
b) Nhu cầu
Khi đến với đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước hết du khách hướng đến sự ngưỡng vọng người học cao, tài rộng và đức tính cương trực, thẳng thắn của Trạng Trình. Hướng đến Đạo học là nét đẹp tâm linh được gửi gắm qua những điều ước, nguyện cầu của con người. Đối với những nhà nghiên cứu, những người có tư tưởng số mệnh thường mong tìm đến sự ứng nghiệm qua Sấm Trạng Trình.
2.2.3.5. Công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch
Để sản phẩm du lịch đến với du khách một cách hữu hiệu thì yếu tố truyền thông, quảng bá là quan trọng nhất. Chính vì thế, trong những năm qua, ban quản lý di tích đã rất trú trọng đến viêc ̣ quảng bá hình ảnh, tuyên truyền giá trị văn hóa tâm linh của đền đến với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài trang chủ website: trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn của Khu di tích được Ban quản lý cập nhật các thông tin thường xuyên thì biện pháp mà ban quản lý di tích sử dụng trong thời gian qua đã là tuyên truyền, quảng bá thông qua các băng rôn, khẩu hiêụ trên các tuyến phố, trục đường giao thông chính trên địa bàn. Xuất bản sách, báo, đĩa giới thiêụ vềkhu di tích, lễ hội.