Đi tìm diện mạo mới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch (Trang 27 - 28)

I. Giới thiệu chung về đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng

3.3Đi tìm diện mạo mới

Đứng trước tình trạng phát triển manh mún, thiếu liên kết giữa các đơn vị, phường rối trên cả nước và sự báo động về nhân lực, đã đến lúc cần phải nghiêm túc hoạch định lại các chính sách, biện pháp để tìm lại diện mạo và phát triển nghệ thuật múa rối lên những tầm cao mới, nhất là khi múa rối nước Việt Nam đang được xây dựng đề án trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Điều này hoàn toàn có cơ sở để triển khai bởi múa rối có nhiều lợi thế để phát triển. Nghệ sĩ múa rối Ngô Quỳnh Giao nhận định: Sân khấu rối dù nhiều hay ít diễn viên vẫn có thể dàn dựng được tiết mục. Hơn nữa, đây là loại hình nghệ thuật có thể đi vào xã hội đương đại và có tương lai phát triển vì có thể diễn không nói, diễn bằng động tác cho nên không gặp khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, đối tượng phục vụ lại đa dạng, nhất là múa rối nước đang được xem là đặc sản nghệ thuật, một sản phẩm du lịch mang về nguồn thu đáng kể. Múa

Sinh viên: La Quang Vũ - VH1801 19 rối không sợ thiếu "đất" để phát triển, vấn đề cốt yếu đặt ra là làm thế nào để nghệ thuật múa rối đi theođúng định hướng phát triển chuyên nghiệp".

Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án về xây dựng chính sách, chế độ để các nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động bằng nghề và đã trình Chính phủ phê duyệt, nhưng hiện tại, các phường rối và đơn vị múa rối chuyên nghiệp cũng như không chuyên gặp không ít khó khăn, vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy lo, thiếu liên kết, thiếu sự trao đổi, tổng kết kinh nghiệm. Điều này cho thấy, cần phải có quy hoạch bài bản để đầu tư cho nghệ thuật múa rối phát triển, có chế độ chính sách phù hợp cho các nghệ nhân, nghệ sĩ múa rối có thể sống bằng nghề, đồng thời tăng cường tổ chức các liên hoan nghệ thuật múa rối trong nước và quốc tế. Thạc sĩ Ngô Thanh Thủy cho biết thêm: Trong tương lai không xa, cần thiết phải ra đời một Trung tâm hay viện nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp về múa rối với các chuyên ngành đào tạo: diễn viên, biên kịch và đạo diễn múa rối, tạo hình con rối và kỹ thuật sân khấu; tổ chức biểu diễn và cả ma- Kéttinh. Đây đều là những biện pháp mà muốn thực hiện, đòi hỏi phải có sự giúp sức của Nhà nước, sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ... và cả sự giúp đỡ của các "Mạnh Thường Quân".

Đổi lại, sự phát triển của xã hội cũng đòi hỏi các đơn vị múa rối phải tự đổi mới mình, tập trung đầu tư, dàn dựng các tiết mục, vở diễn có chất lượng. Nói như PGS, TS Phạm Duy Khuê là "Biết quên đi những công thức cũ để tự do sáng tạo ra những cấu tứ mới kết hợp bởi nhiều dạng khác nhau, không nhất thiết phải theo hồi hay màn". Tất nhiên, mọi sáng tạo đều phải xuất phát trên nguyên tắc kế thừa, phát huy những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật múa rối truyền thống, sao cho những tác phẩm múa rối vừa có hơi thở nhịp sống đương đại và giàu giá trị nhân văn, vừa thấm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch (Trang 27 - 28)