Sàn lăn vận chuyển a/ Công dụng

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế máy kéo P3 doc (Trang 26 - 27)

- Máy làm việc ở chế độ liên tục: băng thép chuyển động với một vận tốc V c không đổi (Vc = Vt ) tang cũng quay với một tốc độ không đổi và sự cắt chỉ xảy

3.5.5. Sàn lăn vận chuyển a/ Công dụng

a/ Công dụng

Sàn lăn dùng để vận chuyển vật cán tới các giá cán để tiến hành cán theo một quy trình công nghệ đã thiết kế và tới các thiết bị phụ khác để hoàn chỉnh các sản phẩm cán theo tiêu chuẩn. sàn lăn được cơ khí hóa và tự động hóa hoàn toàn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sàn lăn có tính chất quyết định đến chiều dài của xưởng cán. Trọng lượng của sàn lăn chiếm đến 20 ÷ 30% trọng lượng của thiết bị xưởng cán.

b/ Phân loại

Đường kính con lăn vận chuyển d = 150 ÷ 600 mm và được chế tạo bằng các phương pháp đúc, rèn, cán, tiện. Có 2 cách phân loại sau:

n Phân loi theo công dng

- Loại nhóm công tác: loại này được đặt trước và sau các giá cán. - Loại nhóm vận chuyển: đặt ở những nơi còn lại tại các thiết bị phụ.

o Phân loi theo kết cu

- Sàn lăn dẫn động nhóm: loại này gồm từ 4 ÷ 10 co lăn, tất cã các con lăn này được dẫn động chung nhờ một động cơ điện truyền mômen xoắn tới các bánh răng. Những con lăn này dùng cho các máy cán lớn, vật cán nặng.

- Sàn lăn dẫn động riêng biệt: mỗi cặp 2 con lăn được dẫn động bởi một động cơ riêng biệt. Loại này có kết cấu đơn giản và được sử dụng rộng rãi cho các máy cán, đặc biệt là ở các máy cán hình cỡ vừa, cỡ bé và máy cán tấm dày vừa.

- Sàn lăn dẫn động không tải: Các con lăn được bố trí nghiêng theo mặt phẳng ngang. Vật cán chuyển động được là nhờ trọng lượng của nó và nhờ góc nghiêng tạo ra sự biến đổi từ thế năng sang động năng để vật cán tự chuyển động được.

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế máy kéo P3 doc (Trang 26 - 27)