Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI cho ngành công nghiệp của Viêt Nam (Trang 27 - 29)

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.Với những mỏ than ,dầu khí,quang sắt…đó là nhũng yếư tố đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp nặng ,nhẹnhà đầu tư có lợi thế khi đầu tư vào những lĩnh vực này,bởi họ có thể mua nguyên vật liệu với giá rẻ nhất là mặt hàng dầu thô,một trong những nguồn năng lượng của thế giới

1.3 Các điều kiện chính trị xã hội

Với điêu kiện chính trị ổn định,chúng ta đã làm cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào các ngành của việt nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng

1.4 Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Tuy trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta còn kém phát triển nhưng trong những năm qua chúng ta đang cố gắng cải thiện,nâng cao trình độ KHKT để thu hút FDI

2 Nhân tố chủ quan

2.1 Các chính sách được sử dụng FDI

1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo

3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.

4. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

2.2 Môi trường đầu tư

Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, môi trường đầu tư được coi là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính phủ tích hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và phát triển các loại thị trường, nhất là thị trường vốn; thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị, và các ngành thương mại- dịch vụ.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tích cực triển khai các biện pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư phát triển; điều hành linh hoạt chính sách tài chính, tiền tệ; phát triển xuất khẩu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

Những điều đó mở ra một môi trường đầu tư thong thoang thuận lợi cho các nhà đầu tư FDI

3 Chính sách thu hút FDI

3.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhà đầu tư được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo

3.2Ưu đãi về sử dụng đất

1. Áp dụng chính sách một giá đối với các Nhà đầu tư thuê đất trực tiếp từ Ban Quản lý Khu công nghệ cao, không phân biệt Nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.

2. Nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

3. Nhà đầu tư thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao được miễn tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

3.3 Vốn, tín dụng và bảo lãnh

1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất trong Khu công nghệ cao hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín

dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành.

2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản phẩm và được áp dụng quy chế thưởng xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

3.4 Xuất nhập cảnh, cư trú

1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này và các thành viên của gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc, hoạt động tại Khu công nghệ cao.

2. Các đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, được thuê nhà, mua nhà trong Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật

4. Các cam kêt quốc tế

Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài. Đây có thể được coi là một trong những bước đi không thể tách rời trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của các hiệp định này đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chẳng hạn, các hiệp định này có những điều khoản qui định đối với nhiều loại hình đầu tư: trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, và các quyền khác theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam mới chỉ cam kết về đối xử theo quy chế tối huệ quốc, đồng thời cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán thông dụng24.

Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước và diễn đàn quốc tế như: i) Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ii) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái bình dương (APEC) với việc đưa ra kế hoạch hành động nhằm tự do hoá và mở của đầu tư trong khu vực; iii) Diễn đàn hợp tác Á - Âu, trong đó có việc triển khai thực hiện chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP)

Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Trong đó, việc cam kết thực hiện Hiệp định TRIMS là một yêu cầu tất yếu trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI cho ngành công nghiệp của Viêt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w