2 ωL > r
A.2.3. Bộ chuyển đổi ba pha sơ đồ cầu cấp điện cho tải một chiều có tụ điện san bằng
Khi điện dung san bằng cao được nạp trực tiếp bởi bộ chỉnh lưu điốt theo đấu nối B6, như chỉ ra trên Hình A.2c, dòng điện hài cao xuất hiện trong trường hợp điện kháng nguồn xoay chiều thấp. Thành phần hài tương đối phụ thuộc vào công suất ngắn mạch tương đối RSC như chỉ ra trong Bảng A.4.
Bảng A.4 - Dòng điện hài tương đối của bộ chỉnh lưu điốt (B6) cấp điện cho điện dung cao
RSC h 5 7 11 13 17 19 23 25
1,02 500 0,86 0,70 0,35 0,22 0,09 0,09 0,07 0,05 1,00 100 0,64 0,40 0,09 0,09 0,05 0,04 0,02 0,02 0,97 20 0,30 0,09 0,06 0,04 0,02 0,02 0,01 0,01 0,94 10 0,24 0,07 0,04 0,03 0,014 0,01 0,01 0,01
Các giá trị trung gian đối với nguồn cung cấp xoay chiều hài bậc 5 và 7 được chỉ ra trong Hình A.6. Kết quả chi tiết hơn liên quan đến đáp ứng biên độ và pha được nêu trong [8] của Phụ lục E. Để có đánh giá chi tiết liên quan đến cả độ nhấp nhô điện áp một chiều, xem [9] và [10] của Phụ lục E.
Bỏ qua độ nhấp nhô của điện áp một chiều, dải góc pha của dòng điện hài bậc thấp hơn được đưa ra gần đúng với φ5 = 700 ...1350 và đối với φ7 = 900 ...2900, trong đó giả thiết là RSC = 10...500.
Mức hài phụ thuộc nhiều vào việc lọc phía xoay chiều và một chiều, và cần được nhà chế tạo yêu cầu.
Các hài bậc thấp (cụ thể là bậc 3 và 5) có góc pha rất giống nhau và do đó chiếm hầu hết về phương diện số học khi có nhiều thiết bị làm việc đồng thời trong mạng lưới.
Mô tả chi tiết hơn về cách nối này và phát xạ hài của nó được nêu trong [11] của Phụ lục E.