Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình kinh doanh chi phí sử dụng cty tnhh hương liệu (Trang 45 - 48)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý của Công ty

Quan hệ phối hợp Quan hệ chỉ đạo

Công ty TNHH Hƣơng liệu thực phẩm Việt Nam là công ty TNHH có 3 thành viên, cơ quan cao nhất của công ty của Công ty là Hội đồng thành viên. Trách nhiệm và quyền hạn của Tông giám đốc, các giám độc và các phòng ban.

- Tổng giám đốc: Chịu tách nhiệm trƣớc Hội đồng thành viên và các cổ đông Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu phát triển không ngừng có lãi. Quyết định các mục tiêu ngắn hạ, trung hạn, dài hạn của Công ty. Quyết định chiến lƣợc kinh doanh, quy mô, sắp xếp bố trí nhân sự. Chỉ đạo điều hành tài chính của Công ty. Phê duyệt nôi dung các thủ tục của quyết định quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và HACCP, các sửa đổi bổ sung các hình thức tổ chức đƣa vào áp dụng trong Công ty. Huy động mọi nguồn lực phát triển công ty và thực hiện cam kết với

TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Kế toán tài vụ Tổ chức tài chính Thủ kho Thủ quỹ Kế hoạch Kinh doanh Vật tƣ, kỹ thuật

khách hàng, chủ trì các cuộc họp về các vấn đề. Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức, phòng kinh doanh và phòng hành chính. Có quyết định cao nhất về mọi hoạt động của công ty.

- Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lƣợng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra sự phối hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh giữa các phân xƣởng sản xuất về tính đồng bộ và tiến độ kế hoạch. Chỉ đạo và giám sát các hoạt động của công ty và do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Đƣợc ký kết hợp đồng kinh tế theo sụ ủy quyền của Tổng giám đốc. Đƣợc quyết định mọi vấn đề liên sản phẩm và trách nhiệm trong phạm vi đƣợc Tổng giám đốc giao.

- Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về công tác tổ chức và hành chính quản trị. Xây dựng các đề án tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện cán bộ công nhân viên và an ninh trật tự của công ty và trách nhiệm đƣợc Tổng giám đốc bổ nhiệm. Thay mặt Tổng giám đốc truyền đạt mệnh lệnh đến các phòng ban khi đƣợc ủy quyền. Chuẩn bi tài liệu đánh giá năng lực của cán bộ công nhân viên hàng năm.

- Phòng kế toán và các phòng ban khác: Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty và kế hoạch khai thác nguồn vốn có hiệu quả. Thực hiện nhiệm vụ các phòng ban khác giao.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp

Phòng kế toán gồm 7 ngƣời thực hiện từng phần hành khác nhau :

- Kế toán trưởng( trưởng phòng): Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trƣớc pháp lý về mọi hoạt động của phòng sao cho phù hợp với luật định. Về cụ thể là có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lƣợng công tác kế toán nhằm thực hiện hai nhiệm vụ kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm vụ về nhiệm vụ chuyên mon kế toán, tài chính của đơn vị và là ngƣời giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc. KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG KẾ TOÁN VẬT TƢ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG

- Kế toán tổng hợp( phó phòng): Tổng hợp số liệu kế toán, đƣa ra thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán của các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí, tập hợp các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Báo cáo tài chính là cở sở để công ty công khai tình hình tái chính và báo cáo với Tổng công ty. Ngoài ra kế toán tổng hợp của công ty còn đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất công ty đòi hổi nhiều chủng loại vật tƣ khác nhau lên công tác vật liệu rất lớn do dó một số công việc của kế toán vật tƣ đƣợc kế toán tiền lƣơng thực hiện.

- Kế toán tiền lương: thực hiện tính tiền lƣơng trên cơ sở đơn giá tiền lƣơng do phòng tổ chức lao động tiền lƣơng gửi lên, hạch toán tiền lƣơng và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, thanh toán lƣơng, phụ cấp cho công nhân trong công ty.

- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ( kiêm kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp): theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của thành phẩm trên cơ sở các chứng từ, xác định kết quả kinh doanh theo dõi thuế giá trị gai tăng đầu ra.

- Kế toán tiền mặt và tiền gửi: thực hiện công tác giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, các hoạt động nhập xuất căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi, kiêm thủ quỹ bảo quản tiền mặt của công ty.

- Kế toán tài sản cố định: đảm nhiệm công tác ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ( thanh lý, mua mới, trích khấu hao TSCĐ)

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình kinh doanh chi phí sử dụng cty tnhh hương liệu (Trang 45 - 48)