Ứng dụng làm chất nền trong kỹ thuật tái tạo mô xương, sụn

Một phần của tài liệu ALGINATE và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực dược PHẨM (Trang 26 - 31)

Mặc dù có những tiến bộ gần đây, việc điều trị chấn thương xương vẫn thường bị hạn chế do quá trình lành vết thương kém, và gel alginate được tìm thấy có tiềm năng trong việc tái tạo xương bằng cách cung cấp các yếu tố tạo xương, tế bào tạo xương hoặc kết hợp cả hai.

Gel alginate có ưu điểm trong việc tái tạo xương và sụn so với các vật liệu khác, do khả năng đưa vào cơ thể theo cách xâm lấn tối thiểu, khả năng lấp đầy các khuyết tật có hình dạng bất thường và dễ dàng thay đổi hóa học với các phối tử kết dính và giải phóng có kiểm soát các yếu tố cảm ứng mô. Tuy nhiên, gel alginate không có đủ độ bền cơ học, nhưng đặc tính này có thể khắc phục khi kết hợp với các cấu tử khác như hydroxyapatit, canxi photphat. (Lee và Mooney, 2012)

Gần đây, vật liệu composite sinh học trên cơ sở canxi hydroapatit (HA) được phát triển sự có mặt HA cùng với alginate làm tăng sự gắn kết tế bào bên trong và cung cấp sự lựa chọn thích hợp khung xương cho kỹ thuật mô. Một số nghiên cứu đã chế tạo composite HA với alginate làm chất độn xương thông qua các kỹ thuật khác nhau như tách pha, phun giọt, hoặc phân tán trong polyme.

Composite HA với alginate hình thành là kết quả sự phân tán trực tiếp hạt HA vào chuỗi polyme alginate, nó được sử dụng như một khung đỡ cho sự phát triển của xương và mô. composite HA với alginate có cơ tính tốt được phát triển bằng cách kết

hợp bột HA với alginate liên kết ngang ion với canxi. Các đặc tính cơ học có thể tăng cùng với sự tăng của hàm lượng alginate. (Đào Thị Thanh Tâm, 2018)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Ngoài những ứng dụng trong lĩnh vực y học và dược phẩm, alginate còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Alginate không độc, không gây miễn dịch, có khả năng thích ứng và phân hủy sinh học cao và được gọi là một "hóa chất xanh". Alginate chiếm một tỷ lệ rất lớn trong thành phần hóa học của rong nâu. Vì vậy, hướng nghiên cứu về thành phần, cấu trúc hóa học của alginate sẽ mang lại nhiều kết quả có ích phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đặc biệt là lĩnh vực y dược. Do vậy tiếp tục hướng nghiên cứu này là điều cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Nguyễn Đình Triệu (2005), Hóa học các hợp chất hoạt động bề mặt, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG Hà Nội.

2. Đào Thị Thanh Tâm (2018), Phân tích xác định thành phần và các đặc trưng của composite canxi hydroxyapatite với alginate, Luận văn thạc sĩ khoa học sĩ, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

3. Ngô Đăng Nghĩa (1999), Tối ưu hóa qui trình công nghệ sản xuất alginat natri từ rong mơ Việt Nam và ứng dụng nó trong một số lãnh vực sản xuất, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy sản, Khánh Hòa.

4. Lê Thị Hồng Hạnh (2015), Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate

kháng oxy hóa ứng dụng trong bảo quản táo cắt tươi , Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ, Tp. HCM.

5. Nguyễn Văn Thành (2019), Nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử

thấp dùng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu , Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

6. Lê Kiều Trang (2016), Phát triển quy trình công nghệ sản xuất Alginate từ rong Nâu Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

7. T. M. Schmitt (2001), Analysis of Surfactants, 2nd edition, Revised and Expanded, Surfactant Science Series, Vol. 96.

8. Smidsrod O(1990), Skjak-Bræk G. Alginate as immobilization matrix forcells,Trend Biotechnol;8:71–8

9. Atkins E. D., Nieduszynski I. A., Mackie W., Parker K. D. and Smolko E. E. (1973), “Structural components of alginic acid. II. The crystalline structure of poly-alpha L-guluronic acid. Results of x-ray diffraction and polarized infrared studies, Biopolymers, 12(8), Pp. 1879-1887.

10. Atkins E. D., Nieduszynski I. A., Mackie W., Parker K. D. and Smolko E. E. (1973), “Structural components of alginic acid. I. The crystalline structure of poly-beta D-mannuronic acid. Results of X-ray diffraction and polarized infrared studies, Biopolymers, 12(8), Pp. 1865-1878.

11. Cong Q., Xiao F., Liao W., Dong Q. and Ding, K. (2014), “Structure and biological activities of an alginate from Sargassum fusiforme and its sulfated derivative, International Journal of Biological Macromolecules, 69, Pp. 252- 259.

12. Haug A., Myklestad S., Larsen B. and Smidsrød O. (1967), “Correlation between chemical structure and physical properties of alginate, Acta chemica Scandinavica, 21, Pp. 768-778.

13. Rioux L. E., Turgeon S. L. and Beaulieu M. (2007), “Characterization of polysaccharides extracted from brown seaweeds, Carbohydrate Polymers, 69(3), Pp. 530-537.

14. Xing, M., Cao, Q., Wang, Y., Xiao, H., Zhao, J., Zhang, Q., Ji, A., & Song, S. (2020). Advances in Research on the Bioactivity of Alginate Oligosaccharides.

Marine Drugs, 18(3), 144. https://doi.org/10.3390/md18030144

15. Lee, K.Y. and D.J. Mooney, 2012, Alginate: properties and biomedical applications. Progress in polymer science. 37(1): p. 106-126. Orive, G., et al., 2002, Biocompatibility of microcapsules for cell

immobilization elaborated with different type of alginates. Biomaterials. 23(18):p.3825-3831.

16. Qin, Y., 2004, Gel swelling properties of alginate fibers. Journal of applied polymer science. 91(3): p. 1641-1645.

17. Ng, N., & Rogers, M. A. (2019). Surfactants. Encyclopedia of Food Chemistry, 276–282. https://doi.org/10.1016/b978-0-08-100596-5.21598-9

18. Lee, K. Y., & Mooney, D. J. (2012). Alginate: Properties and biomedical

applications. Progress in Polymer Science, 37(1), 106–126.

Một phần của tài liệu ALGINATE và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực dược PHẨM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w