Ra các phán quyết về tội phạm và người phạm tội dựa trên kết

Một phần của tài liệu Tài liệu Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam (Trang 33 - 35)

kết quả tranh tụng tại tòa

Với đặc điểm là toà án chỉ đóng vai trò trung gian như một trọng tài, thẩm phán ở các nước theo hệ tranh tụng không được tiếp cận với hồ sơ vụ án và không tham gia thẩm vấn. Do các bên được tự do trong việc thu thập và xuất trình chứng cứ, tự do trong việc thẩm vấn và tranh tụng tại phiên toà nên tố tụng tranh tụng đảm bảo được tính vô tư khách quan khi đưa ra phán quyết [38, tr.26]. Người ta cũng cho rằng phán quyết mà các vị thẩm phán của hệ tranh tụng đưa ra là một phán quyết rất công bằng. Công bằng là ở chỗ phán quyết của toà án dựa trên kết quả cuộc tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội – mà cả hai bên này đều được pháp luật trao cho những cơ hội ngang nhau để bảo vệ luận điểm, lý lẽ của mình nên một phán quyết có lợi hơn cho bên giành chiến thắng chính là một phần thưởng xứng đáng giành cho người nỗ lực, tích cực, chủ động và tài giỏi hơn.

Xuất phát từ một hệ tố tụng dân chủ, khách quan, công bằng, một hệ tố tụng luôn mở ra cơ hội cho các bên, một hệ tố tụng mà phán quyết dựa vào kết quả tranh tụng tại toà án nên tố tụng tranh tụng có thể hạn chế đến mức tối

đa các trường hợp kết án oan người không phạm tội. Hệ quả này bắt nguồn từ việc tố tụng tranh tụng rất đề cao quyền tự bào chữa của bị can, bị cáo và không có sự phân biệt đối xử giữa công tố viên và luật sư. Mặt khác, giai đoạn điều tra chỉ thực sự bắt đầu khi một phiên toà tuyên bố khai mạc nên các bên còn rất nhiều cơ hội để bảo vệ quan điểm của mình đặc biệt là cơ hội sẽ rất rộng mở đối với bên bị buộc tội. Hồ sơ của cơ quan điều tra, bản luận tội của viện công tố chỉ được xem là một trong những bằng chứng sẽ được kiểm định tại phiên toà. Nếu bản luận tội tại viện công tố không cứng cỏi, lời lẽ không thuyết phục, bằng chứng không phù hợp với thực tế hay họ làm việc kém nỗ lực, tích cực hơn luật sư bào chữa của bị cáo thì cáo trạng của họ rất dễ bị đổ. Không giống như cáo trạng của viện công tố ở các nước theo hệ thẩm vấn, cáo trạng của viện công tố ở các nước theo hệ tranh tụng rất dễ phạm phải sai lầm do mục đích mà họ đặt ra là phải tìm mọi chứng cứ buộc tội một bị cáo trước toà nên không tránh khỏi có một cái nhìn thiếu thiện chí đối với bị cáo. Chính vì lẽ đó mà luật sư bào chữa phải tìm đủ mọi chứng cứ để minh oan cho thân chủ của mình và chắc chắn là trong trường hợp này các luật sư sẽ hạn chế đến mức tối đa các trường hợp làm oan người vô tội.

Bồi thẩm đoàn thường được nói tới như là một tổ chức được trao nghĩa vụ hiến định là quyết định các tình tiết sự thực vụ án. Bồi thẩm đoàn là một cơ quan rất đặc trưng tại các nước theo hệ tranh tụng, đây là một cơ quan được tuyển lựa thông qua con đường bầu cử. Bồi thẩm đoàn thường gồm từ 9 đến 12 thành viên và họ sẽ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Tại Vương Quốc Anh, bồi thẩm chỉ làm việc theo lời mời của Toà án cho từng vụ việc với cơ chế kiêm nhiệm, khi tham gia xét xử, bồi thẩm đoàn bỏ phiếu để quyết định bị cáo có tội hay không có tội, trong trường hợp bị cáo tự thú tội, việc xét xử không cần có bồi thẩm tham gia.

phần tranh luận giữa các bên tại Toà án và đặt ra các câu hỏi để xác định xem một người nào đó có phạm tội hay không. Nếu bồi thẩm đoàn phán quyết một kẻ nào đó là không có tội thì phiên toà xét xử sẽ chấm dứt và bị cáo sẽ được phóng thích ngay, ngược lại nếu đó là phán quyết bị cáo có tội thì giai đoạn kết án sẽ được bắt đầu [41, tr.43]. Quan điểm nhìn nhận bồi thẩm đoàn không chỉ là những người cần phải thụ động và trung lập mà còn là một cơ chế quan trọng để hạn chế sự chuyên chế của Chính phủ cũng như của các "quan toà". Quy định quyền được xét xử trước bồi thẩm đoàn như một hạn chế đối với mọi can thiệp từ chính quyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)