Không có mạo hiểm, không gì lợi ích (Nothing ventured, nothing gained).

Một phần của tài liệu Sự Tối Nghĩa và Mơ Hồ pps (Trang 32 - 38)

nothing gained).

Một câu sáo rỗng có thể tìm thấy được để chứng minh - hoặc không chứng minh - cho hầu hết điều gì. Cách sử dụng câu sáo rỗng, rập khuôn trong bất cứ tác phẩm thường cho ta thấy rằng tác giả đã không suy nghĩ kỹ, rõ ràng, hoàn chỉnh trong đề tài và cũng không muốn người đọc như thế.

Tương tự như thế là biệt ngữ (jargon), được Giáo sư Donald Hall mô tả chính xác: "những câu sáo rỗng thuộc về một chuyên môn riêng biệt". Lấy thí dụ những câu dưới đây từ một công bố của Quỹ khoa học quốc gia:

"Quyết định của sự tham gia này là một bộ phận hoàn chỉnh thiết lập sự tán thành bởi Quỹ Khoa Học Quốc Gia (NSF) của sự đề xuất xem xét trong thư quyết định và sự thống nhất để hỗ trợ về mặt tài chính cho dự án được mô tả trong kế hoạch đó ở kết quả của sự cố gắng đã tuyên bố trong thư quyết định tài trợ ngân sách được đề nghị."

Những gì làm cho câu này khó hiểu không phải là cách dùng từ ngữ chuyên môn không quen thuộc với người thiếu chuyên môn, bơi vì nó không có những từ như thế, và thậm chí nếu có, sự kiện đó không tự nó làm nền tảng cho việc phê bình. Đúng hơn, câu trên làm cho người ta khó chịu bởi lối miêu tả của nó, vừa tối nghĩa vừa thổi phồng ý nghĩa của một tư duy đơn giản. Lưu ý cách diễn tả khoa trương ("một bộ phận hoàn chỉnh", "thiết lập", "đề xuất"), việc sử dụng quá nhiều giới từ, và sự hạn chế một

mẫu hình trực tiếp của chủ ngữ, động từ và vị ngữ. Những nét đặc trưng văn phong này là những gì được gọi là biệt ngữ. Biệt ngữ là một đặc tính của tâm lý quan liêu, nhưng nó cũng thâm nhập vào văn phong của các ký giả, học giả, sinh viên và học sinh. Bất cứ tác giả nào trình bày một lý luận cân nhắc nghiêm túc có nghĩa vụ phải hạn chế biệt ngữ.

Lối viết hay - một yếu tố cần thiết trong một lý luận chính xác - là đơn giản, súc tích và sử dụng ngôn ngữ thích hợp.

Những câu rập khuôn, sáo rỗng là những biểu hiện được sử dụng quá rộng chỉ làm cho chúng trở nên vô nghĩa. Chúng cho pháp chúng ta đơn giản hóa quá mức những điểm cầu kỳ của một vấn đề; một lý luận mang phong cách hay sẽ hạn chế chúng một cách cẩn thận.

Biệt ngữ, những câu sáo rỗng hay mô tả tối nghĩa của một nhóm riêng biệt (như những chuyên môn khác nhau), diễn tả những sự vật, sự việc theo một cách phức tạp không cần thiết. Nó thường rất khó nắm bắt và vì thế cũng hiếm khi nằm trong một lý luận văn phong hay.

9. Tóm Tắt

Trong chương này đề cập tới vấn đề ngôn ngữ tạo thành một cầu nối giữa chuỗi lý luận, như việc nghiên cứu lý luận mà đã là vấn đề của Chương 1, và sự phân tích của những lý luận cụ thể, mà ta sẽ nghiên cứu ở Phần 2. Chúng ta thấy rằng ngôn ngữ đã được tận dụng trong bất cứ lời phát biểu nào để xác định ý nghĩa của phát biểu đó. Ngôn ngữ được xem như có liên quan mật thiết với tư duy, thậm chí như là một hình dáng của tư duy.

Ngôn ngữ được coi là biểu tượng hóa hợp lý, trong tất cả những từ ngữ đó là những dấu hiệu quy ước cho những vật chất chúng mô tả - như đối lập với những dấu hiệu tự nhiên mà là những thành phần hay dấu hiệu xấu. Khuynh hướng đánh đồng từ ngữ với những vật chất chúng biểu tượng hóa được chỉ ra để hạn chế sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa và làm tăng những lối nói trại, ở

những vị trí vật chất được đặt ra một tên mới để che đậy những điểm tiêu cực.

Những sự nhầm lẫn khác về mặt ý nghĩa được tìm thấy từ sự khập khiễng giữa dạng ngôn ngữ - như thông tin, cảm xúc, hướng dẫn hay nghi thức - và mục đích của sự thông tin. Hai khuyết điểm làm hỏng đi ngôn từ thông tin là miêu tả không rõ ràng, tối nghĩa, mà nhiều hơn một nghĩa có thể gán cho những từ hoặc ngữ; và mơ hồ, là ý nghĩa không được rõ ràng. Chúng ta

lưu ý rằng những cuộc tranh luận có thể là đáng giá, trong trường hợp có sự nhất trí về một vấn đề nào đó; hay là lời tranh luận suông -- trong những tranh luận về từ hay ngôn ngữ mà người tranh luận không có sự nhận thức rõ về những từ vựng đó.

Chúng có thể khác nhau về ý nghĩa miêu tả của ngôn ngữ được sử dụng hay ý nghĩa biểu lộ cảm xúc.

Gía trị sử dụng của định nghĩa đề nghị như một cách hạn chế sự mơ hồ trong một lý luận, không đề cập đến những tranh luận tối nghĩa và về từ. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của định nghĩa không đủ để đạt được sự rõ ràng. Người ta đòi hỏi một văn phong giản dị khi mục đích của chúng ta là thuyết phục cho người khác thấy rằng quan điểm của chúng ta là sự công nhận hợp lý và đáng được thừ nhận. Đó là một văn phong hạn chế nhưng câu rập khuông, sáo rỗng và biệt ngữ, nói đơn giản và trực tiếp hơn

những gì chúng ta muốn nói. Nhưng để chúng ta không nhầm lẫn tính chất dài dòng với độ dài. Một vài điều có thể đòi hỏi nhiều khoảng trống hơn để diễn tả và một số tư duy có thể trở nên quá phức tạp để truyền đạt chỉ với những cấu trúc đơn giản.

Một phần của tài liệu Sự Tối Nghĩa và Mơ Hồ pps (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)