- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
Điều 18.4.TT.8.25. Tổ chức thực hiện
(Điều 25 Thông tư số 53/2015/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2016)
1. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở
a) Chánh Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn; phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tổ chức tiếp công dân; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc Thông tư này.
b) Chánh Thanh tra Sở giúp Giám đốc Sở quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn; phối hợp với các đơn vị, phòng chuyên môn thuộc Sở tổ chức tiếp công dân; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, phòng chuyên môn thuộc Sở thực hiện nghiêm túc Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Văn phòng Sở
a) Chánh Văn phòng Bộ phối hợp với Thanh tra Bộ lập kế hoạch tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo Bộ. Truyền đạt, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
thuộc Bộ thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Trung ương đối với Lãnh đạo Bộ và của Lãnh đạo Bộ về tiếp công dân, xử lý đơn.
b) Chánh Văn phòng Sở phối hợp với Thanh tra Sở lập kế hoạch tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo Sở. Truyền đạt, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, phòng chuyên môn thuộc Sở thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên đối với Lãnh đạo Sở và của Lãnh đạo Sở về tiếp công dân, xử lý đơn.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, thuộc Sở trong phạm vi trách nhiệm của mình hàng tháng thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn do bộ phận xử lý đơn chuyển đến và đơn do đơn vị trực tiếp nhận đến Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở để theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ với Lãnh đạo Bộ, Sở và cơ quan cấp trên.
Điều 18.4.TT.8.26. Hiệu lực thi hành
(Điều 26 Thông tư số 53/2015/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2016)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2016. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu các văn bản pháp luật được dẫn chiếu có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì nội dung của Thông tư cũng được thay đổi tương ứng; nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 18.4.TT.9.24. Hiệu lực thi hành
(Điều 24 Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2016)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2016, thay thế Thông tư số 03/2010/TT-BTTTT ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 18.4.TT.9.25. Trách nhiệm thi hành
(Điều 25 Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2016)
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này quy định cụ thể về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo tại cơ quan, đơn vị mình và tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và quy định tại Thông tư này.
Điều 18.4.TT.10.13. Hiệu lực thi hành
(Điều 13 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 6 năm 2016, thay thế Thông tư số 769/1998/TT-QP ngày 18 tháng 3 năm 1998 của Bộ Quốc phòng về Quy định thực hiện Quy chế tổ chức tiếp công dân của Chính phủ trong Quân đội và Chương III Tiếp công dân của Thông tư số 218/2013/TT-BQP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong Quân đội.
Điều 18.4.TT.10.14. Trách nhiệm thi hành
(Điều 14 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức quán triệt nội dung Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; đồng thời, triển khai thực hiện việc tiếp công dân theo nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Chánh Thanh tra các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy cấp mình về công tác tiếp công dân; có kế hoạch cụ thể về bố trí lực lượng, xây dựng trụ sở tiếp công dân từ nguồn vốn xây dựng cơ bản của cơ quan, đơn vị; tổ chức thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên, đúng pháp luật, có hiệu quả thiết thực.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo bằng văn bản về Bộ Quốc phòng (qua Thanh tra Bộ Quốc phòng) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.
Điều 18.4.TT.11.8. Hiệu lực thi hành
(Điều 8 Thông tư số 320/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2017 và áp dụng cho năm ngân sách 2017.
2. Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời hướng dẫn thực hiện./.
Điều 18.4.TT.12.10. Hiệu lực thi hành
(Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017)
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.
Điều 18.4.TT.12.11. Trách nhiệm thi hành
(Điều 11 Thông tư số 03/2016/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017)
1. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí may sắm trang phục cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân được thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước. Nguồn kinh phí cấp trang phục do ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo phân cấp ngân sách. Việc bố trí kinh phí may sắm trang phục đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm chi trả.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 18.4.LQ.36. Quy định chi tiết
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
XÁC THỰC KẾT QUẢ PHÁP ĐIỂN