BỘ ƢỚC LƢỢNG BẰNG MẠNG NƠ RON NHÂN TẠO
Mục đích của chương này hướng đến mục tiêu cải tiến hệ thống truyền động SRM bằng cách giảm bớt các cảm biến, các thiết bị đo. Các bộ quan sát được sử dụng để thay thế cho các cảm biến (như cảm biến tốc độ, thiết bị đo từ thông), từ đó giảm giá thành cho hệ thống.
Tiếp nối các nghiên cứu ở chương trước, đồng thời khắc phục nhược điểm khi thực thi bộ điều khiển Backstepping, trong chương này, các nghiên cứu đề xuất kết hợp bộ quan sát trạng thái phi tuyến, mô hình xấp xỉ SRM bằng mạng nơ ron nhận tạo (giới thiệu trong chương 2) với bộ điều khiển Backstepping được thực hiện nhằm đề xuất hai bộ điều khiển mới:
- Bộ điều khiển Backstepping kết hợp bộ quan sát thái phi tuyến
- Bộ điều khiển Backsepping kết hợp bộ ước lượng từ thông bằng mạng nơ ron nhân tạo
Các thiết kế được đánh giá thông qua mô phỏng. Chất lượng của hai bộ điều khiển đề xuất được so sánh, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận về lựa chọn các bộ điều khiển này như thế nào khi thực hiện trên hệ vật lý thực.
4.1 Bộ điều khiển Backstepping cho động cơ từ trở kết hợp bộ quan sát trạng thái quan sát trạng thái
4.1.1 Đặt vấn đề
Bộ điều khiển Backstepping được đề xuất ở phần 3.2.2 chỉ thực hiện được khi các biến trạng thái của SRM được xác định. Việc xác định các biến trạng thái này chủ yếu dựa vào các thiết bị đo lường (đo dòng điện, đo điện áp, đo tốc độ), tính toán nội suy từ thông để cung cấp cho bộ điều khiển. Để hướng đến điều khiển SRM không cần đo tín hiệu ra, tác giả đề xuất phương pháp kết hợp giữa bộ điều khiển Backstepping (3.65) với bộ quan sát trạng thái phi tuyến của động cơ từ trở.
Bộ điều khiển Backstepping được đề xuất ở phần 3.2.2 chỉ thực hiện được khi các biến trạng thái của SRM được xác định. Việc xác định các biến trạng thái này chủ yếu dựa vào các thiết bị đo lường (đo dòng điện, đo điện áp, đo tốc độ), tính toán nội suy từ thông để cung cấp cho bộ điều khiển. Để hướng đến điều khiển SRM không cần đo tín hiệu ra, tác giả đề xuất phương pháp kết hợp giữa bộ điều khiển Backstepping (3.65) với bộ quan sát trạng thái phi tuyến của động cơ từ trở. và tốc độ rotor từ quan sát trực tiếp điện áp, dòng điện, mô men [73]. Cấu trúc bộ quan sát trạng thái phi tuyến được thể hiện trong Hình 4.1.Equation Chapter (Next) Section 1