7. Khung lôgíc
8.1. Phụ lục 1: Đề cương tham chiếu chọn Giám đốc dự án người Việt Nam và Cố vấn trưởng người nước ngoà
Giám đốc dự án người Việt Nam (Chuyên gia về đào tạo bồi dưỡng giáo viên)
Giám đốc dự án người Việt Nam sẽ điều phối việc thực hiện các hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ với của cố vấn trưởng dự án người nước ngoài.
Nhiệm vụ chính
+ Liên lạc và tiếp xúc với lãnh đạo cấp quốc gia và tỉnh, các tổ chức, các đối tượng hưởng lợi và các Bên liên quan;
+ Chịu trách nhiệm điều phối, quản lý chung, quản lý hành chính, lập kế hoạch, quản lý tài chính, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án cùng với trưởng ban quản lý người nước ngoài theo quy định chung;
+ Đảm bảo giải ngân đúng hạn và chi đúng phần đóng góp của các Bên trong dự án theo kế hoạch và quy định;
+ Phối hợp chặt chẽ với Cố vấn trưởng người nước ngoài và thông báo cho Cố vấn trưởng người nước ngoài bất kỳ quyết định nào của lãnh đạo cấp trên của Việt Nam có liên quan đến dự án;
+ Chuẩn bị báo cáo thường kỳ, chương trình và biên bản của các cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án;
+ Giao nhiệm vụ cho/giám sát nhân lực người Việt Nam; + Báo cáo các hoạt động của dự án cho các Bên liên quan. Tiêu chuẩn chọn Giám đốc dự án người Việt Nam
+ Chuyên gia của Bộ GD&ĐT có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc với cơ quan hợp tác quốc tế;
+ Có kinh nghiệm thích hợp về quản lý dự án (lập kế hoạch, các hoạt động, tài chính, quản lý hành chính,…)
+ Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS;
+ Hiểu biết và có kinh nghiệm về đổi mới giáo dục (chương trình, sách giáo khoa, phương pháp) đối với cấp tiểu học và THCS;
+ Hiểu biết và có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến giáo dục và giáo viên các vùng khó và vùng núi;
+ Hiểu biết các vấn đề về dân tộc thiểu số; + Có kỹ năng giao tiếp đa văn hóa tốt;
+ Có khả năng sử dụng máy tính và tiếng Anh;
+ Biết và có kinh nghiệm về Dự án Việt Bỉ đào tạo giáo viên các trường SP 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là một yếu tố quan trọng.
Cố vấn trưởng dự án người nước ngoài
(Chuyên gia về quản lý dự án/đào tạo bồi dưỡng giáo viên)
Cố vấn trưởng dự án người nước ngoài sẽ điều phối việc thực hiện các hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ với Giám đốc dự án người Việt Nam. Cố vấn trưởng dự án người nước ngoài làm việc dài hạn cho dự án.
Nhiệm vụ chính
+ Liên lạc và tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền của Bỉ, các tổ chức quốc tế, và các Bên liên quan;
+ Hỗ trợ điều phối, quản lý chung, quản lý hành chính, lập kế hoạch, quản lý tài chính, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án cùng với trưởng ban quản lý người Việt Nam theo quy định;
+ Đảm bảo giải ngân đúng hạn và chi đúng phần đóng góp của Bỉ theo kế hoạch và quy định; + Phối hợp chặt chẽ với Giám đốc dự án người Việt Nam và thông báo cho Giám đốc dự án người Việt Nam bất kỳ quyết định nào của lãnh đạo cấp trên của Bỉ có liên quan đến dự án;
+ Chuẩn bị báo cáo thường kỳ, chương trình và biên bản của các cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án;
+ Giao nhiệm vụ cho/giám sát nhân lực người nước ngoài; + Báo cáo các hoạt động của dự án cho các Bên liên quan; + Hỗ trợ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn chọn Cố vấn trưởng dự án người nước ngoài + Có bằng cấp thích hợp về Khoa học xã hội và giáo dục
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với cơ quan hợp tác quốc tế tại một nước đang phát triển;
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm thích hợp về quản lý dự án (lập kế hoạch, các hoạt động, tài chính, quản lý hành chính,…) trong lĩnh vực xã hội – giáo dục;
+ Có kinh nghiệm về đào tạo và hiểu biết/kinh nghiệm về ít nhất một trong số các lĩnh vực sau: đổi mới giáo dục, nghiên cứu xã hội – giáo dục, phát triển chương trình;
+ Hiểu biết các vấn đề về dân tộc thiểu số; + Có kỹ năng giao tiếp đa văn hóa tốt;
+ Có khả năng sử dụng máy tính và tiếng Anh tốt; + Có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam là một thế mạnh;
+ Biết và có kinh nghiệm về Dự án Việt Bỉ đào tạo giáo viên các trường SP 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là một yếu tố quan trọng.