Khái niệm, đặc điểm các loại quyết định xử lývi phạm hành chính

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 33 - 34)

3. Kỹ năng xác định thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1.1.Khái niệm, đặc điểm các loại quyết định xử lývi phạm hành chính

Khi phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ban hành các quyết định để xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Các quyết định xử lý vi phạm hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Những người được nhà nước trao quyền thực hiện, trên cơ sở thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo một trình tự và hình thức do pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, hướng tới việc thực hiện chức năng quản lý hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.

Như vậy, quyết định xử lý vi phạm hành chính là quyết định của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp cụ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quyết định xử lý vi phạm hành chính có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, Quyết định xử lý vi phạm hành chính phải do chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính ban hành.

Đó là các cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của các chức danh phải được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính từ Điều 38 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai, Quyết định xử lý vi phạm hành chính được ban hành theo hình thức, thủ tục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định.

Là quyết định áp dụng pháp luật, quyết định xử lý vi phạm hành chính trực tiếp làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định xử lý vi phạm hành chính nếu được ban hành kịp thời, đúng đắn thì sẽ bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại quyết định xử lý vi phạm hành chính sai trái sẽ có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

Thứ ba, Quyết định xử lý vi phạm hành chính là cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, là căn cứ để đánh giá năng lực của cá nhân người có thẩm quyền ban hành quyết định, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các đối tượng có liên quan.

quyền áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định các cá nhân, tổ chức liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì, thời hạn và cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó, hậu quả của việc không thực hiện các nghĩa vụ đã được xác định, phương thức bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan đến nội dung của quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Quyết định xử phạt về hành vi lấn, chiếm đất. Nội dung quyết định xử

phạt vi phạm hành chính phải ghi cụ thể về hành vi vi phạm: lấn chiếm loại đất gì, diện tích đất bị lấn chiếm. Hành vi đó bị xử phạt với hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính. Quyết định xử lý vi phạm cũng ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy, Quyết định xử lý vi phạm hành chính là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, là căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng có liên quan. Nó có tính chất đơn phương và bắt buộc thi hành ngay.

Bên cạnh dó, thông qua việc ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính có thể đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, năng lực hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước, về khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vụ việc trên cơ sở các tình huống thực tế và các quy định của pháp luật. Từ đó, có thể tìm ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như chất lượng của việc ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có thể ban hành các quyết định sau:

- Quyết định đình chỉ thực hiện hành vi vi phạm hành chính (Điều 55) - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 67)

- Quyết định tịch thu vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính, Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Khoản 2; Điều 65)

- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Điều 86)

- Quyết định ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (Khoản 3; Điều 120)

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 33 - 34)