Quyền tự do của trẻ em.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Trang 34 - 38)

D. quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.

Câu 25. Việc học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được phát sách giáo khoa và miễn, giảm học phí nhằm đảm bảo

A. quyền bình đẳng về điều kiện học tập. B. quyền bình đẳng về cơ hội học tập. C. quyền học tập không bị hạn chế. D. quyền được phát triển.

Câu 26. Theo Luật Bảo hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện

A. quyền được phát triển của trẻ em. B. quyền được tham gia của trẻ em. C. quyền bình đẳng của trẻ em. D. quyền sống còn của trẻ em.

Câu 27. Em Đ mới 8 tuổi nhưng đã bơi được qua con sông rộng, nhanh hơn so với nhiều bạn cùng tuổi. Đ rất muốn tham gia câu lạc bộ bơi lội “Tài năng nhí” nhưng bố em không đồng ý. Em có thể chọn cách ứng xử nào sau đây để giúp Đ?

A. Khuyên Đ nên nghe lời bố.

B. Khuyên Đ bí mật tham gia câu lạc bộ.

C. Nói với bố Đ cho em tham gia câu lạc bộ để phát triển tài năng của em. D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của gia đình Đ.

Câu 28. Một số bạn có học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào, đã tỏ ra bi quan và cho rằng họ không còn cơ hội học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây để giúp bạn cho phù hợp?

A.Khuyên các bạn chọn học một trường Cao đẳng hoặc Trung cấp phù hợp với khả năng của mình. B. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất.

C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi. D. Khuyên bạn năm sau thi lại.

Câu 29. Anh K mới học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chế tạo được máy cắt lúa có thể thay thế cho 20 lao động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền được phát triển.

D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học.

Câu 30. M rất say mê đàn bầu. Em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn và được Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đặc cách nhận vào học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đã thực hiện

A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. B. quyền được học không hạn chế của công dân. C. quyền sáng tạo của công dân.

D. quyền đuợc bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân.

Câu 31. Trong kì tuyển sinh năm 2016, nữ sinh không tay Lê Thị T tốt nghiệp THPT với số điểm 18,83 đã được Trường Đại học Hồng Đức đặc cách tuyển vào trường. Việc làm này của Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện

A. quyền được phát triển của công dân.

B. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. C. quyền sáng tạo của công dân.

BÀI 9. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚCCâu 1. Công dân được Câu 1. Công dân được

A. kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. làm mọi cách để có lợi nhuận cao. C. tự do tuyệt đối trong kinh doanh.

D. tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Câu 2. Quyền tự đo kinh doanh của công dân có nghĩa là

A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh.

C. công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền kinh doanh. D. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì.

Câu 3. Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

B. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh. C. quyết định mặt hàng kinh doanh.

D. lựa chọn quy mô kinh doanh.

Câu 4. Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? A. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 5. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?

A. Cán bộ, công chức nhà nước. B. Sinh viên. C. Người đang không có việc làm. D. Nông dân.

Câu 6. Trong các nội dung sau, nội dung nào nói về nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh? A. Cải tién kĩ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. Tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. C. Bảo vệ môi trường.

D. Sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Câu 7. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của

A. mọi công dân Việt Nam. B. công dân nam từ 17 tuổi trở lên. C. công dân nam từ 18 tuổi trở lên. D. công dân từ 20 tuổi trở lên.

Câu 8. Một trong các hoạt động bảo vệ môi trường là A. công dân không nhập khẩu chất thải.

B. bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. C. không được khai thác rừng trái phép.

D. không chôn lấp chất thải, chất nguy hiểm.

Câu 9. Nội dung nào sau đây nói về hoạt động bảo vệ môi trường? A. Nghiêm cấm hành vi phá hoại môi trường.

B. Công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. C. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi truờng.

D. Không sử dụng công cụ hủy diệt các nguồn tài nguyên sinh vật.

Câu 10. Trong bảo vệ môi trường thì việc làm nào sau đây có tầm quan trọng đặc biệt? A. Bảo vệ môi trường nước. B. Bảo vệ môi trường không khí.

Câu 11. Pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Khai thác rừng trồng theo kế hoạch. B. Khai thác trái phép rừng. C. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên trong rừng. D. Thu hái quả rừng.

Câu 12. Hành vi nào sau đây bi nghiêm cấm? A. Chế biến chất thải thành phân bón. B. Chôn lấp chất thải trong khu xử lí rác. C. Chôn lấp chất thải không đúng quy định. D. Tái chế chất thải.

Câu 13. Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của A. cán bộ, chiến sĩ quân đội. B. cán bộ, chiến sĩ công an. C. công dân đủ 18 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 14. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q dự định sẽ mở quầy thuốc nhỏ, bán dược phẩm. Nhưng Q băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện mở quầy thuốc không. Em sẽ chọn cách nào sau đây để giúp bạn?

A. Nói với Q, bạn đủ điều kiện mở quầy thuốc.

B. Nói với Q, trình độ văn hóa của bạn chưa đủ điều kiện mở quầy thuốc. C. Nói với Q, bạn chưa đủ tuổi mở quầy thuốc.

D. Nói với Q, có bằng trung cấp dược mới đủ điều kiện mở quầy thuốc nhỏ.

Câu 15. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh T đã kiểm tra, tịch thu 10 con cầy hương mà ông P đang chuyên chở. Nhưng ông P cho rằng mình không vi phạm pháp luật, vì pháp luật chỉ cấm săn bắt, tiêu thụ mà không cấm kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. Theo em, thì

A. ông P không sai, vì cầy hương không phải động vật hoang dã quý hiếm. B. ông P không sai, vì Nhà nước không cấm kinh doanh động vật quý hiếm. C. ông P nói sai, vì Nhà nước cấm kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. D. ông P nói đúng, vì công dân được quyền tự do trong kinh doanh.

Câu 16. Đầu năm học mới, P là học sinh lớp 12 tích cực tham gia học tập môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp mình tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em, ý kiến của bạn P là

A. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập. B. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe. C. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỉ luật.

D. đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng quân sự cần thiết để học sinh sẵn sàng bào vệ Tổ quốc.

Câu 17. Ông Th là chủ một trang trại lợn đã trộn chất Clenbuterol và salbutamol (dùng chữa bệnh hen suyễn ở người) cho vào thức ăn của lợn. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho lợn nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Việc làm này của ông Th là

A. không vi phạm pháp luật.

B. không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

C. vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi của pháp luật. D. không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Câu 18. Thấy cửa hàng của gia đình ngày càng phát đạt, B bàn với bố mẹ thành lập công ti. Bố B cho rằng gia đình mình không được quyền thành lập công ti. Ý kiến của em là

A. bố B nói đúng, gia đình B không được quyền thành lập công ti.

B. bố B nói không đúng, công dân được quyền kinh doanh không hạn chế.

C. gia đình B có quyền mở rộng quy mô kinh doanh khi đảm bảo điều kiện do pháp luật quy định. D. gia đình B chỉ nên tiếp tục quy mô kinh doanh như hiện tại.

Câu 19. Tốt nghiệp Trung học cơ sở, đã tham gia khoá đào tạo ngắn hạn về kinh doanh và đi làm thuê cho một số cửa hàng, anh T (đủ 18 tuổi), quyết định tự mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo em thì

A. anh T đã đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh đoanh. B. anh T chưa đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh. C. anh T còn ít tuổi chưa thể thực hiện tự do quyền kinh doanh..

D. anh T mới tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa có quyền tự do kinh doanh.

Câu 20. Trên đường đi học, Đ và H phát hiện một thanh niên đang định đổ một xô hóa chất xuống một hồ nước. H định ngăn cản thì Đ kéo H đi vì cho rằng “việc này liên quan gì đến bọn mình, đi thôi kẻo muộn học”. Em đồng ý nhận định nào sau đây về Đ?

A. Bạn Đ sai, vì ai cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường ở bất cứ đâu. B. Bạn Đ đúng, vì nơi đó không liên quan gì đến hai bạn.

C. Bạn Đ không đúng, nhưng cùng không sai vì can thiệp sẽ muộn học.

D.Bạn Đ đúng, vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những người sống gần đó.

Câu 21. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ti Đức Tín đã xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường cho số hộ dân bị ảnh hưởng, lắp đặt công nghệ xử lí chất thải mới công ti. Việc làm đó thể hiện công ti đã

A. bảo vệ môi trường khu dân cư.

B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, C. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. D. bảo vệ môi trưởng sản xuất trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w