Phạm Ngọc Thiện Tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu BienBanBD09-11c (Trang 26 - 27)

Kính thưa Quốc hội.

Tôi rất hoan nghênh chủ trương xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân, nó vừa là xu hướng, nhưng cũng thể hiện trách nhiệm của công dân với Nhà nước. Tuy nhiên, tôi thấy Ban soạn thảo có nhiều cố gắng nhưng theo tôi, tôi thấy giữa tên luật với nội hàm của luật mâu thuẫn như nhiều đại biểu nói. Tên Luật là thuế thu nhập cá nhân nhưng nội hàm cơ bản lại là thuế đối với người có thu nhập cao. Nó mẫu thuẫn ngay từ gốc vấn đề mà nó khó, riêng Luật thuế thu nhập cá nhân này chúng tôi đề nghị thế này:

Thuế là phải tạo nguồn thu, cái này hoan nghênh, nhưng riêng luật thuế này chúng tôi đề nghị rất chú ý, có thể nói là đặc biệt chú ý đến tính xã hội của luật thuế

này vì nó liên quan đến mọi người. Như vậy, tôi thấy trong luật thuế phải đặc biệt chú ý đến tính xã hội, nếu chúng ta mang luật thuế này ra chúng ta bàn, để rồi như nhiều đại biểu nói là hầu hết các đại biểu Quốc hội cũng không phải nộp thuế, vậy ta ban hành luật thuế cho dân à? đại biểu Quốc hội có rất nhiều người nếu trong mặt bằng xã hội này thu nhập cũng tương đối, lại không phải chịu thuế, ý nghĩa của chúng ta theo tôi không đạt yêu cầu.

Thứ hai, ta bàn về tiết kiệm. Tôi thấy chúng ta bàn một lúc rồi ta lại khuyến khích người ta gian dối trong tiết kiệm, chia ra nhiều sổ, rồi các thứ. Thế thì nó mâu thuẫn với ý định của chúng ta là làm sao khuyến khích được công dân phải thấy việc nộp thuế là một vinh dự, là trách nhiệm, chứ chúng ta lại đưa Luật Thuế ra để rồi người ta lại tạo sự gian dối. Chúng ta đưa Luật Thuế ra chúng ta phải khuyến khích sản xuất, kinh doanh, chứ chúng ta đưa Luật Thuế ra rồi chúng ta lại làm cho người ta lại gian dối trong kinh doanh thì nó không đúng với tinh thần mà chúng ta đặt ra. Cho nên tôi nhấn là rất chú ý đến tính xã hội của Luật Thuế này.

Vì vậy tôi cho rằng, chúng ta không phải không có cách thu thuế thu nhập cá nhân, theo tôi phải đúng nghĩa thu nhập cá nhân, đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc, ví dụ với công chức ở mức nào anh nộp tỷ lệ thuế cá nhân bao nhiêu phần trăm, miễn là có nộp để dần dần ta nâng dần. Tôi cũng không nhất trí là cứ phải đợi lương thật cao mới nộp thuế, như thế ý thức xây dựng xã hội của công dân không cao, mặc dù phấn đấu, chứ đúng đồng lương như hiện nay thì nó chưa phải là ý nghĩa. Nhưng ý thức với xã hội theo tôi thấy nên đặt ra hoàn cảnh của chúng ta từ mức nào trở lên, công chức có mức ổn định thì phải nộp thuế. Hai nữa là biện pháp rất quan trọng với xã hội để nó đạt được mục đích là công bằng, công khai, minh bạch thì Bộ Tài chính, Chính phủ phải tăng cường kiểm soát ngừng thu như nhiều đại biểu nói.

Ví dụ, hạn chế dần tiêu tiền mặt, từng người một phải có thẻ rõ tài khoản của mình v.v.. các biện pháp ấy phải đẩy mạnh lên để chúng ta kiểm soát được nguồn thu. Chúng ta làm việc này nó tốt và trên tinh thần ấy tôi thấy rằng Ban soạn thảo cần thiết kế Luật theo đúng tinh thần Luật thuế thu nhập cá nhân. Hãy đưa ra lấy ý kiến dân chứ còn dự thảo như hiện nay, đưa ra lấy ý kiến dân thì theo tôi lợi bất cập hại, vì ngay đại biểu Quốc hội hầu hết không nộp thuế mà chúng ta đưa ra dân lấy ý kiến thì nó không có ý nghĩa gì cả. Theo tôi, tôi thấy cần cân nhắc sẽ phải lấy ý kiến dân, nhưng nên chuẩn bị kỹ và đề nghị Thường vụ Quốc hội chuẩn bị kỹ rồi hãy lấy ý kiến dân. Nếu chúng ta đưa Luật dưới dạng như thế này mà đưa ra dân, theo tôi rất bất cập. Tôi xin có mấy ý kiến như vậy.

Một phần của tài liệu BienBanBD09-11c (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w