- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, xã, trạm Thủy lợi Hà Thanh, trạm Thủy lợi La Tinh tổ chức lực lượng kiểm tra, gia cố đê kè theo phương án Phòng chống thiên tai và TKCN của địa phương.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, vật liệu sửa chữa, gia cố ngay các đoạn đê kè xung yếu. Nâng cao trình mặt đê những đoạn đê có nguy cơ bị vỡ khi nước biển dâng tràn qua.
- Kiểm tra, bổ sung vật tư, vật liệu, dụng cụ, phương tiện phòng chống lụt bão tại các tuyến đê xung yếu.
b. Khi siêu bão gần bờ và khẩn cấp:
- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, xã, trạm Thủy lợi vùng tổ chức trực canh 24/24 giờ trên các tuyến đê cửa sông, đê biển.
- Tổ chức kiểm tra, phát hiện các sự cố giờ đầu trên hệ thống đê; kịp thời xử lý sự cố bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
- Không cho người và phương tiện lưu thông trên đê ngoài lực lượng và xe hộ đê.
- Duy trì thông tin liên lạc giữa các tổ đội quản lý đê, UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
c. Khi siêu bão đổ bộ:
- Tăng cường lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích cùng lực lượng quản lý đê tổ chức ứng trực tại các điểm canh đê trọng điểm.
- Tăng cường tuần tra, kiểm tra đê để phát hiện kịp thời và xử lý ngay các sự cố. - Báo cáo ngay các sự cố vượt khả năng để cấp trên kịp thời hỗ trợ.
- Duy trì thông tin liên lạc để báo cáo kịp thời tình hình và tiếp nhận các thông tin về bão lũ, chỉ đạo ứng phó của cấp trên.
d. Khắc phục hậu quả sau siêu bão:
- Sửa chữa ngay những hư hỏng để bảo đảm an toàn đê điều. Xác định nhu cầu về vật chất, tài chính để khắc phục khẩn cấp bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, trình cấp có thẩm quyền.
- Lập kế hoạch hỗ trợ trung hạn và dài hạn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.