Kiểm tra, rà soát văn bản luật

Một phần của tài liệu 820KH 2009 (Trang 35 - 37)

Thành lập 13 đoàn kiểm tra về các lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản. Rà soát 285 văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn; trong đó 155 văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, 25 văn bản do các Bộ, ngành khác ban hành, 90 văn bản về hội nhập quốc tế của ngành nông nghiệp, 15 văn bản cam kết quốc tế về nông nghiệp (Hiệp định, Công ước,…), 100 văn bản sửa đổi, bổ sung Luật Thuỷ sản. Rà soát 350 văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn làm cơ sở pháp lý để kiểm tra và phục vụ công tác xây dựng văn bản.

(2). Kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện mạnh mẽ phân cấp cho địa phương và các Cục chuyên ngành

- Phối hợp với Bộ Nội vụ, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội hợp nhất hai Bộ, Nghị định của Chính phủ và thông tư liên Bộ với hệ thống quản lý nhà nước toàn ngành thống nhất từ Bộ xuống địa phương đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhậy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

- Tiếp tục phân cấp hơn nữa cho các tỉnh, thành phố đầu tư phát triển và quản lý các cơ sở công nghiệp chế biến, các hệ thống thủy lợi, dịch vụ gắn với địa bàn sản xuất để chỉ đạo sâu sát, chủ động, kịp thời, tạo hành lang thông suốt từ sản xuất, chế biến tới thị trường.

- Trong Bộ, tiếp tục chuyển giao thêm nhiệm vụ cho các Cục chuyên ngành trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính, tổ chức Cục. Trong xây dựng cơ bản, nghiên cứu chuyển chức năng đấu thầu các gói thầu cụ thể cho các chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phê duyệt kế hoạch tổng thể đấu thầu do cơ quan Bộ tiến hành.

Trong năm tới việc đào tạo nhân lực phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hướng vào các nội dung:

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án sắp xếp lại khối trường đã được Bộ duyệt. Đào tạo cán bộ quản lý, trước hết là cán bộ HTX, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước năm 2009; lựa chọn các cán bộ trẻ học giỏi, có tâm huyết gửi đi đào tạo chuyên ngành ở các nước chuẩn bị cho lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ cao của ngành trong tương lai.

Mở rộng các hình thức và tranh thủ các nguồn tài trợ để đào tạo nghề cho nông dân, nhất là các lao động trẻ để có điều kiện chuyển đổi nghề tại chỗ, tham gia vào các khu công nghiệp, nâng cao trình độ tiếp thu khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản mỗi năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động. Đào tạo nghiệp vụ quản lý cho các bộ HTX, chủ trang trại và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn vào khoảng 20 -25 nghìn người/năm.

(4). Cải cách tài chính công

Năm 2009, thực hiện mục tiêu đổi mới quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu; Thực hiện triệt để việc phân cấp cho địa phương, cho các Cục, các đơn vị cơ sở, tạo điều kiện để địa phương, đơn vị chủ động trong hoạt động, tự chịu trách nhiệm.

Yêu cầu 50% cơ quan hành chính và 60% đơn vị sự nghiệp đổi mới cơ chế tài chính.

(5). Công tác thanh tra và thực hiện luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ, uốn nắn kịp thời các sai phạm, tạo điều kiện cho Bộ máy quản lý nhà nước của Bộ hoạt động có hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống tham nhũng và Luật thi hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Dự kiến trong năm triển khai 30 cuộc thanh tra chủ động, 10 cuộc thanh tra phòng chống tham nhũng, 25 cuộc thanh tra đột xuất do Thanh tra Bộ thực hiện và 100 cuộc thanh tra chủ động do các Cục chuyên ngành thực hiện, 100 cuộc thanh tra do các Tổng công ty thực hiện.

(6). Về hiện đại hoá công tác quản lý ngành

Việc chỉ đạo, điều hành của Bộ đảm bảo phải được công khai hoá, thống nhất chung toàn ngành, chủ động xây dựng các chương trình công tác tháng, quý, năm, thông báo đến các đến đơn vị, địa phương ngay từ đầu năm.

Tranh thủ các dự án quốc tế để đầu tư, trang thiết bị văn phòng làm việc đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Bộ và các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố để thực hiện việc hiện đại hóa công sở làm việc.

Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin từ Bộ đến các địa phương và doanh nhiệp, thường xuyên cập nhật cung cấp thông

tin hai chiều. Thực hiện việc gửi công văn qua mạng nằm trong hệ thống xây dựng Chính phủ điện tử. Các đơn vị trực thuộc cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chuyên lĩnh vực đáp ứng cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Chính phủ, Mục tiêu đề ra là năm 2009 là 100% đơn vị xây dựng được cơ sở dữ liệu; 100% đơn vị trao đổi thông tin qua mạng.

Kiện toàn hệ thống thống kê ngành thông suốt từ Bộ đến các địa phương và doanh nghiệp, tăng cường đầu tư trang thiết bị và cán bộ chuyên trách để theo dõi cập nhật số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác số liệu cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ.

Xây dựng hoàn chỉnh bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá ngành và các tiểu ngành, trình Bộ phê duyệt làm căn cứ để đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu 820KH 2009 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w