Điều 232. Kiểm tra trước vận hành
Đường ống và van cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào vận hành. Sau khi sửa chữa hoặc ngừng dài hạn, cần kiểm tra sự hoàn thiện của bảo ôn, chỉ thị dãn nở nhiệt, các khung cố định, giá đỡ và ổ đỡ trượt.
Kiểm tra khả năng dãn nở nhiệt tự do của đường ống khi bị sấy nóng, tình trạng của các van xả nước, van thải, van an toàn và đồng hồ kiểm nhiệt.
Điều 233. Kiểm tra trong vận hành
Khi các đường ống vận hành theo quy định hiện hành, các việc sau phải được thực hiện vào thời điểm thích hợp:
1. Kiểm tra dãn nở nhiệt bằng cách đọc thiết bị chỉ thị, không để đường ống bị kẹt và độ rung không tăng.
2. Kiểm soát định kỳ giới hạn chảy, trạng thái của kim loại cũng như kiểm tra lỗi của các đường hàn. 3. Quan sát độ kín của các van và bích nối.
4. Kiểm tra phương thức của nhiệt độ làm việc của kim loại khi khởi động và ngừng.
Điều 234. An toàn hệ thống ống dẫn
Sơ đồ các đường ống và việc vận hành các đường ống đó phải loại trừ khả năng làm hư hỏng đường ống hạ áp khi có mối liên hệ với các đường ống cao áp.
Điều 235. Sửa chữa van
Sau khi sửa chữa, các van phải được thử kín theo quy định hiện hành về thiết bị chịu áp lực. Sau khi sửa chữa, các van xung phải được chuẩn lại trên giá theo quy định hiện hành về van an toàn.
Điều 236. Bảo quản cách nhiệt
Cách nhiệt của đường ống và thiết bị phải được bảo quản trong điều kiện tốt và nhiệt độ bề mặt cách nhiệt không được vượt quá giá trị do chủ sở hữu quy định.
Điều 237. Sơn và ký hiệu
Màu sơn và các ký hiệu trên đường ống phải phù hợp với quy định của phần kiểm định lò hơi và các Quy chuẩn Việt Nam khác.
Chương 12