Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường bên ngoài thay đổi rất nhanh và khó nắm bắt sau khi việt nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO
+ Hiện đã tồn tại trình trạng quá trình cạnh tranh khốc liệt : quá trình toàn cầu hoá , tự do thương mại đe doạ tất cả các ngành kinh doanh
+ Văn hoá việt nam và một số thông lệ tại công sở buộc phải thực hiện để cạnh tranh có hiệu quả hơn có thể không đi đôi với nhau
+ Tỷ lệ thất nghiệp cao có nhiều sinh viên ra trường không có việc làm tuy nhiên lại không muốn làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ
+ Sự quan tâm của chính phủ đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng để cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động cũng như mở rộng quy mô sản xuất , phát triển hơn.
Nguyên nhân chủ quan
+ Doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý gia đình truyền thống
+ Việc tuyển dụng có thể không dựa trên năng lực của người lao động vì người đó có thể là họ hàng, bạn bè, v…v…
+ Chủ doanh không hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của việc áp dụng các thông lệ tốt trong quản lý nguồn nhân lực để đạt được kết quả kinh doanh + Nhân viên tự coi minh là những người làm công thụ động, né tránh trách nhiệm và không chủ động đưa ra sáng kiến
+ Điều kiện tại nơi làm việc và quan hệ trong công việc có thể không khuyến khích nhân viên cố gắng hết sức
+ Chủ lao động và nhân viên đều quan tâm đến vấn đề kinh tế- mỗi bên chỉ nghỉ đến những khoản lợi nhuận ngắn hạn (chủ lao động) và các quyền lợi (nhân viên)
+ Chủ lao động không chịu lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc, v… v…
+ Những công việc mà nhân viên được yêu cầu làm không được xác định cụ thể
+ Hiệu quả làm việc của nhân viên được xác định bằng những phương pháp không mang tính xây dựng