Những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tri quốc Nho giáo đối việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng của khổng tử và ảnh hưởng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởviệt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một là, tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ.

Trải qua hàng ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam với Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị, giai cấp thống trị thiết lập một trật tự xã hội theo tôn ti, thứ bậc chặt chẽ từ trên xuống dưới, phân biệt con người theo địa vị, ngôi thứ. Trong trật tự gia đình, người đứng đầu gia đình (gia trưởng) có quyền uy cao nhất, quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Ngoài xã hội, vua được xem như cha của muôn dân, nắm mọi quyền sinh quyền sát. Chế độ phụ quyền, gia trưởngấytồn tại trên đất nước ta qua nhiều thế kỉ đã sản sinh ra hệ quả tất yếu của nó là tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ... mà tàn dư của nó đến nay chưa phải đã hết. Không những thế, trong bối cảnh mới, biểu hiện của nó lại càng phức tạp bởi sự đan xen với những yếu tố mới nảy sinh. Do ảnh hưởng của tâm lý cũ cùng với sự tác động đan xen từ những yếu tố mới nảy sinh trong bối cảnh mới mà những tư tưởng địa vị, ngôi thứ, gia trưởng hiện nay biểu

hiện rất phức tạp. Tư tưởng đó không chỉ tồn tại trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận quần chúng nhân dân.

Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, đầu óc địa vị, ngôi thứ thường tự cho mình đứng trên tập thể, ở vị thế cao hơn người khác, uy quyền hơn tất cả. Họ ham muốn địa vị, thích thể hiện quyền uy với người khác. Mặt khác, địa vị thường đi liền với đặc quyền đặc lợi nên lôi kéo nhiều người đua chen trong chốn quan trường, quyết sao để giành ghế, giữ ghế bởi nó không chỉ đơn thuần thỏa mãn tư tưởng địa vị mà còn là cơ hội để thu lợi bất chính.

Tư tưởng địa vị ngôi thứ, đầu óc tôn ti trật tự, gia trưởng cổ vũ cho sự truy cầu công danh, địa vị, tâm lý “trọng quan”. Dưới chế độ phong kiến, quan lại luôn đứng ở vị trí cao hơn trong hệ thống đẳng cấp xã hội, được mọi người kính nểvà có cuộc sống phong lưu hơn các tầng lớp khác, vì thế người ta phấn đấu đi học cũng với mục đích làm quan hưởng lộc. Tư tưởng đó vẫn tồn tại và ảnh hưởng ở mức độ nhất định cho đến hiện nay. Không ít người xem nhẹ công tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức.Vì thế, tình trạng “chạy chức, chạy quyền”ở nước ta có diễn biến phức tạp và là vấn đề nhức nhối, như có người nhận định: “chạy chức, chạy quyền xuất hiện từ thời phong kiến chứ không phải nay mới đề cập. Thời nay vấn nạn này diễn biến phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều dưới mọi hình thức. Chúng đang ngấm ngầm gây nguy hại cho xã hội, khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước...”[146]. Trong quản lý nhà nước, không ít cán bộ công chức ở các cấp, các ngành, các địa phương xa rời quần chúng, hống hách nạt nộ, sách nhiễu nhân dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu và khi nào những tàn dư tiêu cực của tư tưởng địa vị, ngôi thứ, gia trưởng còn ảnh hưởng thì nơi đó, khi đó tính chủ động, tích cực sáng tạo, tinh thần dân chủ và sức vươn lên của con người còn bị kìm hãm. Chừng nào chưa xóa bỏ chúng thì chừng đó tự do dân chủ còn bị hạn chế, tinh thần làm chủ của nhân dân khó có thểđược phát huy.

Có thể thấy, những tàn tích của tư tưởng tiêu cực đó còn sót lại, chưa được gạt bỏ sẽ hạn chế, thậm chí kéo lùi bước tiến của nhân dân ta, gây cản trở cho việc xây dựng

cuộc sống mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu của đất nước hiện nay đòi hỏi, người cán bộ lãnh đạo không thể là “quan nhân dân” mà phải là “người đầy tớ trung thành của nhân dân” bởi “lãnh đạo nghĩa là làm đầy tớ”, phải “lễ phép với nhân dân” như Bác Hồ từng căn dặn.

Hai là, tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong Kinh thư, tác phẩm do Khổng Tử san định có ghi lại lời của một ông vua phán bảo một bề tôi như sau: “Ta không thể không đem gương người xưa để bảo ngươi nên dùng đức hơn là hình phạt”[142, tr.312]. Khổng Tử cực kỳ nhấn mạnh, đề cao vai trò của đạo đức: “Cầm quyền lãnh đạo quốc gia cần phải dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận. Tự mình giống như sao Bắc Đẩu vậy, ở cố định một nơi, còn các vì sao khác đều chầu quay quanh nó”[37, tr.121,122]. Theo đây thì Khổng Tử có quan niệm và chủ trương người lãnh đạo đất nước chỉ cần cho nhân dân hưởng thụ đạo đức là họ sẽ tin theo nhân vật có vai trò quản lý quốc gia. Quan niệm chủ trương như thế là rất sai lầm. Đó là những điểm hạn chế của đường lối trị quốc của Nho giáo tỏ ra quá nhấn mạnh, đề cao vai trò tác dụng của nhân tố đạo đức mà chưa thấy hết tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ; lối sống theo tập quán, tuân thủlệ làng, hương ước hơn pháp luật, tâm lý “phép vua thua lệ làng” vẫn tồn tại trong ý thức và lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức... đã làm cho không ít người chưa nhận thức được một cách đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của pháp luậtđãảnh hưởng đến tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, đến việc tôn trọng và thực thi pháp luật, làm giảm vai trò của pháp luật, dẫn đến sự thờ ơ trong tâm lý của người dân đối với những qui định của pháp luật. Việc thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là do người ta đặt quyền lợi của gia đình, họ hàng thân tộc lên trên quyền lợi của nhân dân, của dân tộc.

Trên thực tế ngày nay cũng cho thấy, nhiều khi pháp luật chưa được tôn trọng nghiêm chỉnh, sự vi phạm pháp luật chưa bị xử lý nghiêm minh và không ít trường hợp coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật là có dính dáng, liên quan đến dây mơ rễ má gia đình, gia tộc. Nhiều khi tình cảm gia đình, quan hệ gia đình, thế lực gia đình là chỗ dựa cho kẻ phạm pháp, đồng thời cũng là sức ép đối với những người thực thi.

Ba là, chưa đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ và tuổi trẻ trong việc tham gia vào các công việc nhà nước.

Tâm lý coi thường phụ nữ chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của họ đã tồn tại và ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến mà đến nay những tàn dư của nó chưa hết. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước rất thấp.

KẾT LUẬN

Khổng tử là một nhà tư tưởng, nhà giáo có nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến, sinh thời ông đã để lại cho nhân loại những học thuyết Nho giáo đồ xộ về đạo đức, giáo dục và chính trị.

Tư tưởng chính trị là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết Nho giáo, ra đời trong điều kiện nhà Chu đang bị suy yếu về địa vị kinh tế và vai trò chính trị. Với mục tiêu cao nhất là tìm kiếm mô hình xã hội lý tưởng thay thế cục diện đương thời, xã hội lý tưởng trong mong ước của các nhà Nho là một xã hội ổn định, trật tự và con người sống có đạo đức. Tư tưởng đó đã được các triều đại phong kiến Trung Quốc sử dụng để xây dựng và duy trì chế độ phong kiến trung ương tập quyền của mình qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tư tưởng trị quốc cùng học thuyết Nho giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm. Khi mới du nhập Việt Nam, mặc dù lúc đầu sự ảnh hưởng của nó chỉ dừng lại ở tầng lớp trên, nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử, nó đã dần chiếm được ưu thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của khổng tử và ảnh hưởng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởviệt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

w