PHẦN KẾT BÀI:

Một phần của tài liệu Dề cương ôn thi TN mới soạn theo chuẩn 2010 (Trang 28 - 29)

+ THÔNG : Thông báo kết thúc bài viết. + ĐÁNH : Đánh giá vấn đề vừa nghị luận. + LIÊN : Liên tưởng, liên hệ

Cách làm mở bài thông dụng

Cách làm mở bài thông dụng

1) Mở bài Mở bài đúng, trúng và hay:

THÔNG – ĐÁNH - LIÊNGIỚI – THÔNG - ĐỊNH GIỚI – THÔNG - ĐỊNH

Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “Có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay

mà không mất quá nhiều thời gian.

Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Một mở bài được xem là

đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên chính xác vấn đề mà đề bài

yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào

dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên

thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp.

Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.

Với mở bài theo lối diễn dịchcác em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…”

Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ, riêng, của vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại thành những ý lớn, chung của vấn đề cần nghị luận.

Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.

Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập (phản đề). Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc.

2)Ba nguyên tắc làm mở bài:

Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:

Một phần của tài liệu Dề cương ôn thi TN mới soạn theo chuẩn 2010 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w