1.2 Ánh sáng phân cực

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật lý 2 và thí nghiệm: Phần 1 (Trang 122)

IV. Bài tập

5.1.2 Ánh sáng phân cực

Ánh sáng tự nhiên khi đi qua môi trƣờng bất đẳng hƣớng về mặt quang học (ví dụ bản tinh thể Tuamalin), trong những điều kiện nhất định nào đó do tác dụng của môi trƣờng nên vectơ E chỉ dao động theo một phƣơng xác định, ánh sáng này đƣợc

gọi là ánh sáng phân cực toàn phần. Hình 5-2. Biểu diễn ánh sáng phân cực toàn phần E 1

Định nghĩa: Ánh sáng có vectơ Echỉ dao động theo một phương xác định đƣợc gọi là ánh sáng phân cực thẳng hay ánh sáng phân cực toàn phần.

Hiện tƣợng ánh sáng tự nhiên biến thành ánh sáng phân cực gọi là hiện tƣợng phân cực ánh sáng.

Với định nghĩa ánh sáng phân cực toàn phần thì mỗi đoàn sóng do nguyên tử phát ra là một ánh sáng phân cực toàn phần. Nhƣ vậy ánh sáng tự nhiên do các nguyên tử của một nguồn sáng phát ra là tập hợp của vô số ánh sáng phân cực toàn phần, dao động đều đặn theo tất cả mọi phƣơng vuông góc với tia sáng.

Trong một số trƣờng hợp do tác dụng của môi trƣờng lên ánh sáng truyền qua nó, vectơ cƣờng độ điện trƣờng vẫn dao động theo tất cả các phƣơng vuông góc với tia sáng nhƣng có phƣơng dao động yếu, có phƣơng dao động mạnh. Ánh sáng này đƣợc gọi là ánh sáng phân cực một phần. Nếu ánh sáng phân cực trong đó đầu mút vectơ sáng E

chuyển động trên một đƣờng elip (hay đƣờng tròn) thì đƣợc gọi là ánh sáng phân cực elip (tròn)

Mặt phẳng chứa tia sáng và phƣơng dao động của E đƣợc gọi là mặt phẳng dao động, còn mặt phẳng chứa tia sáng và vuông góc với mặt phẳng dao động gọi là mặt phẳng phân cực. (hình 5-3)

Hình 5-3

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật lý 2 và thí nghiệm: Phần 1 (Trang 122)