Những thành tựu trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. (Trang 46 - 48)

Trình độ chuyên môn củaLĐN

2.2 Những thành tựu trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Đảm bảo quyền bình đẳng giới của lao động nữ trong lĩnh vực lao động

Lao động nam và LĐN phải được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, họ đều có quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm nghề nghiệp mà họ muốn, được tự do chọn công việc và đào tạo nghề cũng như có quyền nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Cần nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trên các yếu tố giới tính dân tộc màu da, thành phần xã hội tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV hoặc khuyết tật... NSDLĐ phải thực hiện một cách bình đẳng cho cả LĐN và nam trong các khâu như tuyển dụng lẫn giao việc hoặc đưa ra mức trả lương thưởng cùng với thời gian làm việc – nghỉ ngơi. Trong lĩnh vực lao động thì việc từ chối và hạn chế tuyển dụng LĐN, áp đặt tiêu chuẩn không giống nhau khi tuyển dụng lao động nam và LĐN cho cùng một công việc; sa thải LĐN do mang thai, sinh nở con hoặc nuôi con nhỏ,phân biệt trong khi giao công việc cho LĐN, trả lương thấp hơn cho NLĐ có trình độ và năng lực như nhau…thì đó rõ ràng là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Quyền được làm việc là quyền quan trọng nhất trong mọi quyền của NLĐ. Sự bình đẳng nam và nữ đối với quyền được làm việc cũng được thể hiện rất rõ trong BLLĐ 2012: NLĐ có các quyền sau đây: a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử (Điều 5), nhà nước bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của LĐN (Điều 153), NSDLĐ bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác (Điều 154).

Việc bảo đảm quyền lợi của LĐN ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Việt Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử. Việc xây dựng và BLLĐ cũng đồng thời giúp Việt Nam bảo đảm tốt hơn sự thống nhất của hệ

thống pháp luật. Nguyên tắc bình đẳng giới và nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới trong BLLĐ 2012, phù hợp với nguyên tắc hiến định tại Hiến pháp năm 2013.

NSDLĐ cần có trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng đối với LĐN trong việc đào tạo, bồi dưỡng, cơ hội tìm việc, các cơ hội việc làm khác. Nói chung ngoài quy định học nghề đối với NLĐ thì riêng LĐN, nhà nước và NSDLĐ đào tạo thêm những nghề dự phòng khác đề phòng khi họ bị mất việc làm, được học thêm nghề phù hợp với gia cảnh và khả năng của họ với hình thức đào tạo vừa học vừa làm hoặc cử đi học một thời gian, trong thời gian đi đào tạo vẫn được hưởng các quyền lợi như khi làm việc.

Phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới khi tìm việc làm, ngay cả khi có việc thì họ cũng phải nhận mức lương thấp hơn, ít phúc lợi hơn so với nam giới trong cùng một việc làm.

Ở địa bàn các KCN tỉnh Bắc Ninh LĐN không cần lo lắng thiếu việc làm vì luôn luôn có rất nhiều KCN liên tục tuyển dụng lao động với mức lương trung bình và các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho phía NLĐ, vấn đề nộp hồ sơ dễ dàng nhanh gọn và thủ tục cũng khá đơn giản.

Về vấn đề phổ cập giáo dục đốivới LĐN thì có hai khía cạnh: LĐN có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ nghề; tiếp theo là con cái của họ cũng được tiếp nhận nền giáo dục trên địa bàn đó.

Ở các KCN thì LĐN hầu như không có nhu cầu học hỏi và tiếp nhận thêm kiến thức gì ngoài việc học chính nghề đang làm của họ. Đối với các nữ công nhân trong các nhà máy/ Xí nghiệp dệt may, làm giày da, lắp ráp linh kiện điện tử... họ được đào tạo ngắn đủ để có thể tiếp nhận được công việc. Đa số LĐN không thể hiện nhu cầu cần phải học tập nâng cao kiến thức, một phần cũng do thời gian eo hẹp, chỉ có một số rất ít công nhân cũng cho thấy nhu cầu học tập nâng cao kiến thức kỹ năng để có cơ hội tiếp cận nghề nghiệp tốt hơn hay thăng tiến trong nghề nghiệp.

BLLĐ đã có những quy định yêu cầu NSDLĐ đối với LĐN phải thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới không những trong tuyển dụng, sử dụng mà còn trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Những quy định đối với LĐN bảo đảm bình đẳng giới đã được thể hiện trong pháp luật lao động,

qua quá trình thực hiện lâu dài, ổn định trong thực tế, đã được nhân dân đồng tình, NLĐ và NSDLĐ đều chấp nhận thì phải giữ nguyên và tiếp tục quy định trong dự thảo Luật.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w