CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Xử lý tiếng nói: Phần 1 (Trang 37 - 40)

1. Các bộ phận chính và vai trò của chúng trong bộ máy phát âm? 2. Môi, khoang mũi có vai trò gì trong quá trình phát âm?

3. Các bộ phận chính và vai trò của chúng trong cơ quan cảm nhận tiếng nói?

4. Đặc điểm nghe của tai ngƣời? Mối quan hệ giữa các đặc tính cảm nhận âm và các đại lƣợng vật lý của âm?

5. Mô hình nguồn-bộ lọc mô phỏng bộ máy phát âm? 6. Hiện tƣợng che lấp là gì? Hiện tƣợng này có vai trò gì? 7. Các phƣơng pháp biểu diễn cơ bản tín hiệu tiếng nói?

8. Một số khái niệm ngữ âm cơ bản? Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt? 9. Các tham số cơ bản của tín hiệu tiếng nói?

10.Phân biệt âm vô thanh và hữu thanh?

11.(Matlab) Sử dụng Matlab (hoặc bộ công cụ thích hợp khác, chẳng hạn Octave), thực hiện các công việc sau:

a. Ghi âm một đoạn tiếng nói sao cho có cả âm vô thanh và hữu thanh và lƣu dƣới dạng file *.wav

b. Đọc file vừa ghi và thực hiện biểu diễn dạng sóng tín hiệu trong miền thời gian

c. Đọc file vừa ghi, tách các phân đoạn tƣơng ứng với âm vô thanh, hữu thanh và biểu diễn phổ tƣơng ứng

d. Đọc file vừa ghi, thực hiện biểu diễn spectrogram và quan sát đặc điểm của nó. Đối chiếu với những nhận xét có đƣợc trong phần học lý thuyết ở trên.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TIẾNG NÓI 2.1. MỞ ĐẦU

Trong chƣơng này ta sẽ xem xét các phƣơng pháp phân tích tín hiệu tiếng nói. Phân tích tiếng nói thực hiện việc giải quyết các vấn đề để tìm ra một dạng thức tối ƣu biểu diễn đƣợc tín hiệu tiếng nói một các hiệu quả. Mục tiêu của việc thực hiện phân tích tín hiệu tiếng nói là nhằm trích chọn các đặc trƣng của tín hiệu tiếng nói. Nó là cơ sở cho việc phát triển các kỹ thuật, công nghệ tổng hợp, nhận dạng và nâng cao chất lƣợng tín hiệu tiếng nói. Phân tích tiếng nói thƣờng thực hiện việc trích chọn hoặc chuyển đổi tín hiệu tiếng nói sang một dạng thức biểu diễn khác sao cho có thể biểu diễn thông tin tiếng nói tốt hơn theo cách mà ta cần. Một cách tổng quát, hầu hết các phƣơng pháp phân tích tín hiệu tiếng nói tập trung vào một trong ba vấn đề chính. Thứ nhất là tìm cách loại bỏ ảnh hƣởng của pha, thành phần không đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin tiếng nói. Thứ hai, thực hiện việc chia tách nguồn âm và mạch lọc (mô hình tuyến âm) sao cho ta có thể nghiên cứu biên phổ của tín hiệu một cách độc lập. Cuối cùng là chuyển đổi tín hiệu hoặc biên phổ tín hiệu sang một dạng biểu diễn khác hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Xử lý tiếng nói: Phần 1 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)