NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ NHẬT BẢN – HÀN

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY (Trang 25 - 28)

QUỐC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Những biến động trong quan hệ hai nước từ 2010 – 2019

o Vấn đề phụ nữ “mua vui”

Mối quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc đang được cải thiện khi hai nước đã đạt được thỏa thuận về vấn đề phụ nữ mua vui vào tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, đầu năm 2017, một nhóm dân sự tại Hàn Quốc đã khánh thành bức tượng biểu trưng cho những người được gọi là phụ nữ mua vui trước cổng Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Busan phía Đông Nam. Bức tượng này giống với bức tượng đang được đặt trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul từ cuối năm 2011. Đại diện cho nhóm dân sự này còn đọc tuyên bố kêu gọi hủy bỏ thỏa thuận năm 2015. Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc dỡ bỏ bức tượng, song vấn đề không được giải quyết. Phía Nhật Bản cho rằng việc dựng bức tượng mới này là cực kỳ đáng tiếc bất chấp thỏa thuận hai bên đã đạt được và gây tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.11

o Căng thẳng thương mại Nhật – Hàn

Xung đột ngoại giao và chính trị giữa hai quốc gia bắt đầu căng thẳng vào cuối năm 2018 - sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu nhiều công ty lớn của Nhật Bản (như Mitsubishi Heavy Industries, Nippon Steel, Nachi- Fujikoshi,...)12 phải bồi thường cho những lao động người Hàn Quốc từng bị 11Tin NHK ngày 6/1/2017, https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

cưỡng bức, ép buộc phải tham gia công việc đóng tàu và khí cụ bay cho quân đội Nhật Bản trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Quyết định này khiến chính phủ Nhật Bản tức giận vì họ cho rằng vấn đề trên đã được giải quyết theo Hiệp ước Quan hệ cơ bản Hàn Quốc và Nhật Bản ký kết năm 1965, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) sau đó ra tuyên bố về một cuộc 'chiến tranh thương mại' chính thức với Hàn Quốc khi thực hiện lệnh hạn chế xuất khẩu nhiều loại vật liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và thiết bị hiển thị từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Sau đó, căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục leo thang lên một nấc mới khi cả Tokyo và Seoul đều tuyên bố loại nhau ra khỏi danh sách đối tác được hưởng quy chế thương mại ưu đãi, còn gọi là White Countries (Danh sách Trắng).

2. Quan hệ hai nước trong tình hình đại dịch Covid - 19

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến nghiêm trọng, bầu không khí trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng hết sức căng thẳng bởi những động thái trả đũa và tranh cãi giữa hai nước, biến một vấn đề liên quan đến dịch bệnh thành căng thẳng chính trị - ngoại giao. Hai bên đã gặp nhau nhiều lần vào cuối năm 2019 để thảo luận về việc xoa dịu tình hình, nhưng không có kết quả. Trong bài phát biểu vào tháng 1 năm 2020, những bất đồng trước đó giữa hai quốc gia có dấu hiệu được xoa dịu khi Tổng thống Moon Jae-in cho biết Nhật Bản là người hàng xóm thân cận của Hàn Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe cũng lặp lại phát ngôn này, gọi người hàng xóm quan trọng nhất của Nhật Bản là Hàn Quốc. Tuy nhiên bài phát biểu của nhà lãnh đạo hai nước đã tạo ra một hy vọng

về sự hòa giải, gợi ý rằng hai nhà lãnh đạo muốn cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của COVID-19, các ngành công nghiệp của hai quốc gia tiếp tục phải điều chỉnh với những hạn chế xuất nhập khẩu và làn sóng tẩy chay hang hóa hiện đang tiếp diễn trở lại khi những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của dịch bệnh tiếp tục lan rộng. Những hạn chế về thương mại này đưa đến hệ quả về mặt chính trị, khi sự cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc dường như nằm ngoài tầm với. Có thể nói sự bùng phát mạnh mẽ dịch Covid-19 tại Đông Bắc Á đã tạo ra trở ngại lớn cho mối quan hệ song phương Hàn-Nhật.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY (Trang 25 - 28)