Sai lệch đo được
6.2. chính xác quay của (các) trục chính mang dụng cụ
Đối tượng R2
Trục của chuyển động gây sai số quay của trục chính mang dụng cụ (trục C): a) Chuyển động có sai số hướng kính (ERC);
b) Chuyển động có sai số hướng trục (EZC); c) Chuyển động có sai số nghiêng (ETC).
Sơ đồ CHÚ DẪN: 1 đến 5 Các đầu dò Dung sai Theo phần trăm tốc độ lớn nhất 10 % 50 % 100 % a) Giá trị chuyển động sai số
hướng kính tổng ERC1 b) Giá trị chuyển động sai số hướng trục tổng EZC1 c) Giá trị chuyển động sai số nghiêng tổng ETC1
Sai lệch đo được
Theo phần trăm tốc độ lớn nhất 10 % 50 % 100 % a) b) c)
Đối tượng R2
Nếu tốc độ quay nhỏ nhất lớn hơn 10 % tốc độ lớn nhất thì trục chính phải được vận hành ở tốc độ nhỏ nhất.
Nếu nhà cung cấp/nhà sản xuất quyết định theo một thỏa thuận để đưa các phép kiểm này vào trong hợp đồng quy trình nghiệm thu máy thì nhà cung cấp/nhà sản xuất cũng phải mô tả, bằng thỏa thuận, các dung sai tương ứng.
CHÚ THÍCH: Phiên bản sau của tiêu chuẩn này có thể cung cấp các dung sai cho phép kiểm trên khi có các số liệu khẳng định từ các phép đo trên cho hiệu suất hoạt động của trục chính trong điều kiện sản xuất công nghiệp.
Dụng cụ đo
Trục kiểm, các đầu dò không tiếp xúc và các dụng cụ đo góc hoặc hai khối cầu chính xác đặt hơi lệch tâm so với đường trung bình của trục chính và các đầu dò không tiếp xúc.
Xem và viện dẫn TCVN 7011-7 (ISO 230-7)
Phép kiểm này để kiểm tra trục chính với hướng cảm biến quay (5.4, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)).
Sau khi lắp dụng cụ đo, trục chính phải được làm nóng tại tốc độ bằng 50 % tốc độ quay lớn nhất trong khoảng thời gian là 10 min, nếu không có thỏa thuận khác giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và người sử dụng. Chuyển động có sai số tổng được định nghĩa trong 3.2.4, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006); giá trị chuyển động có sai số tổng được định nghĩa trong 3.5.1, TCVN 7011- 7:2013 (ISO 230-7:2006).
a) Giá trị chuyển động có sai số hướng kính tổng ERC1, (sử dụng các đầu dò 1 và 2).
Phép đo chuyển động có sai số hướng kính được mô tả trong 5.4.2, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006). Chuyển động có sai số hướng kính phải được đo ở vị trí gần nhất có thể so với đầu mút trục chính (đầu dò 1 và 2 trong sơ đồ của phép kiểm này).
Với chuyển động có sai số hướng kính ERC1, phải đưa ra một đồ thị cực của chuyển động có sai số tổng (3.3.1, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)) với một tâm xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (LSC) (3.4.3, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006))
b) Giá trị chuyển động có sai số hướng trục tổng EZC1 (sử dụng đầu dò 3)
Phép đo chuyển động có sai số hướng trục được mô tả trong 5.4.4 của TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)).
Với chuyển động có sai số hướng trục EZC1, phải đưa ra một đồ thị cực chuyển động có sai số tổng (3.3.1, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)) với một tâm biểu đồ cực (3.4.1, TCVN 7011- 7:2013 (ISO 230-7:2006)).
c) Các giá trị chuyển động sai số nghiêng tổng ETC1 (sử dụng đầu dò 1, 2, 4, 5).
Phép đo chuyển động sai số nghiêng được mô tả trong TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)), 5.4.3. Chuyển động sai số nghiêng cũng có thể được kiểm tra bằng sử dụng một đầu dò không tiếp xúc (xem TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006), 5.4.3.2)
Với chuyển động sai số nghiêng ETC1, phải đưa ra một biểu đồ cực của chuyển động có sai số tổng (3.3.1, TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006)) với tâm biểu đồ cực (PC) (3.4.1, TCVN 7011- 7:2013 (ISO 230-7:2006)).
Đối với các phép kiểm này phải công bố các thông số sau:
1) Các vị trí hướng kính và hướng trục hoặc bề mặt tại đó thực hiện các phép đo; 2) Sự nhận dạng tất cả các mẫu giả, bia và đồ gá sử dụng;
3) Vị trí thiết lập đo;
4) Vị trí của các bộ phận định vị trí quay hoặc tịnh tiến kết nối với thiết bị khi kiểm;
5) Góc chỉ phương của hướng cảm biến, ví dụ, các góc chiều trục, hướng kính hoặc trung gian, thích hợp;
đồ thị phổ tần suất;
7) Tốc độ quay của trục chính (bằng 0 đối với chuyển động có sai số tĩnh); 8) Khoảng thời gian tính bằng giây hoặc số vòng quay của trục chính; 9) Quy trình làm nóng máy (chạy rà) hoặc dừng thích hợp;
10) Đáp ứng tần số của thiết bị đo, tính bằng héc hoặc số chu kỳ trên mỗi vòng quay, bao gồm các đặc tính đầu ra của các mạch lọc điện tử. Trong trường hợp thiết bị đo kỹ thuật số, độ phân giải dịch chuyển và tốc độ lấy mẫu;
11) Vòng cấu trúc, bao gồm vị trí và hướng của các cảm biến so với hộp trục chính mà từ đó chuyển động có sai số được thông báo, các đối tượng cụ thể mà theo đó các đường trục của trục chính và các trục tọa độ chuẩn được định vị và các bộ phận kết nối các đối tượng này;
12) Thời gian và ngày đo;
13) Kiểu và tình trạng hiệu chuẩn của tất cả các thiết bị đo;
14) Các điều kiện vận hành khác có thể ảnh hưởng đến phép đo như nhiệt độ môi trường. Nếu các phép đo độ nghiêng là không cần thiết (có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người sử dụng) thì chỉ cần sử dụng ba đầu dò dịch chuyển (1, 2 và 3) và có thể thay thế trục kiểm bằng bi cầu kiểm chính xác.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Phương pháp đo ba điểm
CHÚ DẪN:
1, 2, 3 Các cảm biến
Góc đo từ trục Y
Góc giữa cảm biến 1 và cảm biến 3
Hình A.1 - Phương pháp đo ba điểm
Sự biến đổi độ tròn của mẫu giả được sử dụng trong phép đo trục của sai số quay ảnh hưởng đến các kết quả đo. Phương pháp dưới đây sử dụng ba cảm biến dịch chuyển thẳng bố trí hướng kính quanh một mẫu giả “không lý tưởng’’ là một phương pháp để loại bỏ ảnh hưởng của sự biến đổi về độ tròn của mẫu giả tới các phép đo trục của chuyển động quay tròn.
Trên Hình A.1, góc giữa hai cảm biến 1 và 2 là , và góc giữa hai cảm biến 1 và 3 và . Góc được đo từ trục Y là . Biên dạng tròn của mẫu giả chuẩn (thanh kiểm) là r(). x() và y() là chuyển động có sai số hướng kính theo các phương X và Y. Tín hiệu ra của ba cảm biến này được đưa ra bởi hệ phương trình (A.1).
Sau khi nhân các tín hiệu ra của cảm biến 1, 2 và 3 với các hệ số “1, p, q”, rồi cộng các phương trình với nhau ta được S().
Nếu p, q, , được chọn thỏa mãn Biểu thức (A.3) thì Phương trình (A.2) sẽ độc lập với chuyển động có sai số x() và y(). Biên dạng tròn của mẫu giả chuẩn r() được biểu diễn như sau:
Do đó, S() được cho bởi
Thay k, k từ các phương trình (A.6), các hệ số Fourier của S(), là Fk, Gk, được tính bởi các công thức (A.7)
Khi đó, các hệ số Fourier của biên dạng tròn của mẫu giả chuẩn, Ak, Bk, thu được như sau: