- Hải Phòng 3 Đê vây Nha Trang 12.200.000 2006 2007 Công ty Lâm Viên
Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với ngân hàng và các tổ chức tín dụng (đặc biệt là ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, Ngân hàng Công
2.3.3. Đổi mới và tăng cường công tác kế hoạch hóa đầu tư của công ty
Kế hoạch đầu tư là một công cụ quản lý hoạt động đầu tư, là quá trình xác định mục tiêu và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu hoạt động đầu tư với hiệu quả cao. Kế hoạch đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn, tình hình bố trí sử dụng vốn của công ty theo thời gian và chương trình dự án. Thông qua kế hoạch đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của công ty. Thực tế những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa đầu tư của các DNNN nói chung và của Công ty công trình Đường Thủy nói riêng còn bị xem nhẹ. Hậu quả là đầu tư không đồng bộ, thất thoát lớn, nhiều dự án phải tạm ngưng giữa chừng do thiếu vốn…, hiệu quả đầu tư thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu tổ chức thực hiện.
Một là, về công tác lập kế hoạch. Cần hoàn thiện và đổi mới công tác lập kế hoạch đầu tư của công ty:
• Kế hoạch đầu tư của Công ty phải dựa vào qui hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và của công ty. Các chiến lược, qui hoạch là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư của công ty.
• Kế hoạch đầu tư của công ty phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào… Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để quyết định phương hướng đầu tư , mới nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư.
• Công ty cần coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường. Dự báo là một công cụ để lập kế hoạch. Trong cơ chế thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần phải phát huy hiệu quả công tác dự báo cả trong ngắn hạn và dài hạn, dự báo vốn và nguồn vốn đầu tư… Thực tế, đây là điểm yếu của hệ thống DNNN hiện nay.
• Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình, dự án. Điểm mới của công tác kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường là việc lập kế hoạch theo chương trình và dự án. Chương trình phát triển là công cụ thực hiện kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách có hiệu quả nhất mục tiêu đề ra trong điều kiện thời gian và nguồn lực nhất định. Thực hiện tốt các chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kê shoạch đầu tư của công ty.
• Kế hoạch đầu tư của công ty phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường, phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa phương và đơn vị. Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao.
• Nguồn vốn đầu tư của công ty cần được bố trí và sử dụng có hiệu quả thông qua các kế hoạch năm và dự án. Tuy nhiên, do kế hoạch hàng năm chịu nhiều áp lực của các yếu tố phi kinh tế, dẫn đến bố trí dàn trải mang tính bình quân chủ nghĩa, mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án cụ thể. Vì vậy, luôn tồn tại tình
trạng có những dự án không dùng hết vốn, trong khi có những dự án số vốn bố trí không đủ đáp ứng nhu cầu, khiến cho trong quá trình thực hiện, công ty lại phải điều chỉnh lại. Do thiếu gắn kết giữa dự án và kế hoạch đầu tư hàng năm, đã kéo theo nhiều vấn đề phat sinh như nợ đọng khối lượng, kéo dài thời hạn thanh tóan, gay khó khăn cho công tác quản lý và làm lãng phí các nguồn lực xã hội, hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp kém. Do đó, việc chuyển dần từ kế hoạch hóa đầu tư hằng năm sang kế hoạch hóa theo dự án trước tiên sẽ đảm bảo được tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra và dần khắc phục được những mặt tiêu cực.
Hai là, đối với khâu tổ chức thực hiện kế hoạch. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư của công ty cần được đổi mới theo hướng:
• Tập trung đầu tư có trọng điểm đối với những dự án quan trọng, có hiệu quả cao (bao gồm cả hiệu quả đầu tư phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội).
• Sắp xếp các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư để cung cấp đủ vốn, đảm bảo đầu tư đồng bộ, toàn diện và dứt điểm. Công ty cần xây dựng một danh mục đầu tư hàng năm và trong từng giai đoạn dựa trên cơ sở nhu cầu và năng lực hiện có về trang thiết bị, vốn, lao động…, dựa vào định hướng đầu tư của ngành,phương hướng đầu tư của Tổng công ty.
• Việc phân bổ vốn đầu tư cần đảm bảo sát thực tế, tránh bố trí dàn trải, để khắc phục tình trạng dự án phải kéo dài thời gian thực hiện, phải chịu nhiều rủi ro, chậm đưa vào vận hành, khai thác, gây lãng phí lớn.
• Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch hoặc thi công đúng tiến độ theo quyết định đầu tư, những dự án áp dụng công nghệ mới.