3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp bò la
lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Ngãi
2.4.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu
Lượng thức ăn ăn vào của bò: Bao gồm lượng vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi ăn vào của các tổ hợp bò lai ở các giai đoạn 6 – 9, 10 – 12, 13 – 15 và 16 – 18 tháng tuổi.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng gồm: Khối lượng tích lũy (kg), tăng khối lượng tuyệt đối (gam/con/ngày), tăng khối lượng tương đối (%), vòng ngực (cm), dài thân chéo (cm), cao vây (cm), chỉ số cấu tạo thể hình của bê/bò qua các tháng tuổi (%).
2.4.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
Lượng thức ăn ăn vào của bò: Lượng thức ăn ăn vào của các tổ hợp bò lai được đánh giá bằng cách cân khối lượng thức ăn cho bò ăn và dư thừa tại 90 hộ, mỗi tổ hợp lai 30 hộ. Việc cân khối lượng thức ăn cho bò cũng như thưc ăn dư thừa được tiến hành giống như xác định lượng thức ăn cho bò mẹ ở nội dung 2 (mục 2.4.2.2)
Khả năng sinh trưởng: Nghiên cứu được tiến hành trên 246 bê/bò lai giữa bò cái Lai Brahman với các giống bò chuyên thịt Charolais, Droughtmaster và Red Angus nuôi trong nông hộ ở ba xã Tịnh Giang, Tịnh Đông và Tịnh Hiệp của huyện Sơn Tịnh. Trong đó, tổ hợp lai Charolais × Lai Brahman là 91 con (50 con đực, 41 con cái); tổ hợp lai Droughtmaster × Lai Brahman là 81 con (46 con đực, 35 con cái); tổ hợp lai Red Angus × Lai Brahman là 74 con (44 con đực, 30 con cái). Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng được thực hiện tương tự như đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman ở nội dung 1 (mục 2.4.1.2).
- Tăng khối lượng tuyệt đối (gam/ngày): là khối lượng cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian, được xác định bằng công thức:
Tăng khối lượng (gam/ngày) =Khối lượng cuối kỳ (kg) − Khối lượng đầu kỳ (kg)
Thời gian nuôi (ngày) x1000
- Tăng khối lượng tương đối (%): là tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh trưởng sau và trước, được xác định bằng công thức:
Tăng khối lượng (%) = Khối lượng cuối kỳ (kg) − Khối lượng đầu kỳ (kg) (Khối lượng cuối kỳ (kg) + Khối lượng đầu kỳ (kg)2 )
x100
2.4.3.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập đều được mã hóa, quản lý bằng phần mềm Excel (2010) và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Mô hình phân tích phương sai như sau:
Yijk =μ + Ci + Pj + Ci x Pj + eijk
Trong đó: yijk=biến phụ thuộc, μ = trung bình nghiệm thức, Ci= ảnh hưởng của tổ hợp lai i, Pj= ảnh hưởng của giới tính j, Ci x Pj = ảnh hưởng của tương tác giữa tổ hợp lai i và giới tính j, eijk = sai số ngẫu nhiên.
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trung bình được cho là sai khác thống kê khi p<0,05.