1. Bù đắp bội chi của ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 57. Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương
1. Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Bội chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hàng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh.
3. Không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản vay bù đắp bội chi đến thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Dư nợ vay của ngân sách địa phương không vượt quá mức trần dư nợ chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 58. Hình thức vay của chính quyền địa phương
1. Đối với vay trong nước, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được vay để đầu tư và trả nợ gốc theo quy định tại Điều 56 của Luật này thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2. Đối với vay nước ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Điều 59. Điều kiện vay của chính quyền địa phương
1. Đối với vay trong nước để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu thì đề án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
d) Trị giá khoản vay, phát hành trái phiếu phải trong hạn mức trần nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đối với vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước hoặc uỷ quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành; ký kết thoả thuận vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại chương IV của Luật này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, cho vay lại chính quyền địa phương từ nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ.
Chương VII